Cấp có thẩm quyền kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện? Trình tự kiểm tra văn bản theo thẩm quyền được quy định như thế nào?
Cấp có thẩm quyền kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 114 Nghị định 34/2016/NĐ-CP có quy định như sau:
"Điều 114. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Phòng Tư pháp có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện việc kiểm tra văn bản được quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này."
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Kiểm tra văn bản
Trình tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 115 Nghị định 34/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Nghị định 154/2020/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 115. Trình tự kiểm tra văn bản theo thẩm quyền
1. Tiếp nhận văn bản thuộc đối tượng kiểm tra
Cơ quan kiểm tra văn bản phải mở “Sổ văn bản đến” để theo dõi việc gửi và tiếp nhận văn bản thuộc đối tượng kiểm tra.
2. Thủ trưởng cơ quan kiểm tra văn bản phân công người kiểm tra văn bản.
3. Người kiểm tra văn bản tiến hành xem xét, đánh giá tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản được kiểm tra.
4. Báo cáo kết quả kiểm tra văn bản và đề xuất hướng xử lý:
a) Khi phát hiện văn bản được kiểm tra có dấu hiệu trái pháp luật, người kiểm tra văn bản lập Phiếu kiểm tra văn bản, báo cáo Thủ trưởng cơ quan kiểm tra về kết quả kiểm tra và đề xuất hướng xử lý;
b) Căn cứ vào tính chất, mức độ trái pháp luật của văn bản và hậu quả gây ra, người kiểm tra văn bản có thể đề xuất: hình thức xử lý văn bản trái pháp luật; xử lý trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản trái pháp luật; xử lý trách nhiệm đối với cán bộ, công chức đã tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, ban hành văn bản trái pháp luật trong trường hợp người đó có lỗi.
5. Kết luận kiểm tra văn bản
Thủ trưởng cơ quan kiểm tra văn bản xem xét, kết luận theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, kết luận về nội dung trái pháp luật của văn bản. Cơ quan kiểm tra văn bản có thể kiến nghị về tính minh bạch, khả thi, hiệu quả của văn bản.
6. Trường hợp cơ quan, người đã ban hành văn bản không xử lý văn bản trái pháp luật hoặc cơ quan kiểm tra văn bản không nhất trí với kết quả xử lý thì cơ quan kiểm tra văn bản trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.
Hồ sơ trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý văn bản gồm: báo cáo của cơ quan kiểm tra văn bản; văn bản được kiểm tra; cơ sở pháp lý để kiểm tra; Phiếu kiểm tra văn bản theo Mẫu số 01 Phụ lục III kèm theo Nghị định này; ý kiến của các cơ quan (nếu có); kết luận kiểm tra của cơ quan kiểm tra văn bản; các văn bản giải trình, thông báo kết quả xử lý của cơ quan có văn bản được kiểm tra (nếu có) và các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Cơ quan kiểm tra văn bản phải mở “Sổ theo dõi xử lý văn bản trái pháp luật” để theo dõi, đôn đốc việc xử lý văn bản theo Mẫu số 02 Phụ lục III kèm theo Nghị định này."
Theo đó, trình tự kiểm tra văn bản theo thẩm quyền thực hiện theo quy định trên.
Việc kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo địa bàn, chuyên đề, ngành, lĩnh vực ra sao?
Căn cứ Điều 116 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 116. Kiểm tra văn bản theo địa bàn, chuyên đề, ngành, lĩnh vực
1. Kiểm tra văn bản theo địa bàn:
a) Khi phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội, nếu thấy cần thiết, cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 113 và khoản 3 Điều 114 của Nghị định này quyết định thành lập Đoàn kiểm tra văn bản theo địa bàn tại cơ quan ban hành văn bản. Cơ quan kiểm tra văn bản có trách nhiệm thông báo cho cơ quan có văn bản được kiểm tra về thành phần, thời gian, địa điểm, nội dung làm việc. Cơ quan có văn bản được kiểm tra có trách nhiệm chuẩn bị các nội dung, hồ sơ liên quan theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra văn bản;
b) Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra, kết luận, kiến nghị hoặc báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, kiến nghị việc xử lý văn bản trái pháp luật; đồng thời kiến nghị xem xét trách nhiệm của cơ quan, người xây dựng, ban hành văn bản trái pháp luật;
c) Trường hợp thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra văn bản theo địa bàn thì cơ quan có văn bản được kiểm tra phối hợp với cơ quan chủ trì kiểm tra chuẩn bị điều kiện cần thiết phục vụ Đoàn kiểm tra và thực hiện kế hoạch kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Kiểm tra văn bản theo chuyên đề, ngành, lĩnh vực:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kế hoạch kiểm tra văn bản theo chuyên đề hoặc theo ngành, lĩnh vực và đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để thực hiện kiểm tra văn bản theo chuyên đề hoặc theo ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền kiểm tra;
c) Cơ quan kiểm tra phải thông báo cho cơ quan có văn bản được kiểm tra biết trước khi thực hiện việc kiểm tra theo chuyên đề hoặc theo ngành, lĩnh vực. Cơ quan có văn bản được kiểm tra có trách nhiệm phối hợp với Đoàn kiểm tra trong việc thực hiện kiểm tra văn bản, chuẩn bị các nội dung, hồ sơ liên quan đến văn bản được kiểm tra theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra và kế hoạch kiểm tra của cơ quan kiểm tra văn bản;
d) Đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện kiểm tra văn bản theo chuyên đề hoặc theo ngành, lĩnh vực có trách nhiệm tổ chức thực hiện và phối hợp với cơ quan chủ trì kiểm tra, cơ quan, địa phương nơi có văn bản được kiểm tra thực hiện theo kế hoạch kiểm tra văn bản đã được phê duyệt; kết luận và kiến nghị hoặc báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền kiến nghị việc xử lý đối với các nội dung kiểm tra; báo cáo cơ quan chủ trì kiểm tra về kết quả kiểm tra văn bản của Đoàn kiểm tra."
Như vậy, việc kiểm tra văn bản theo địa bàn, chuyên đề, ngành, lĩnh vực sẽ được quy định như trên.
Trên đây là các quy định có liên quan gửi đến bạn đọc tham khảo thêm.
Hành vi bị cấm trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật?
Văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Tài chính gồm loại văn bản nào?
Việc đề xuất điều chỉnh chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật tài chính được thực hiện trong các trường hợp nào?
Văn bản quy phạm pháp luật tài chính gồm những loại văn bản nào? Thực hiện xây dựng và tổ chức thi hành như nào?
Việc xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật tài chính phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
Mẫu số 02 Mẫu tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị định 59 là mẫu nào?
Hình thức bên trong của pháp luật là gì? Đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật là ai?
Số, ký hiệu văn bản quy phạm pháp luật được sắp xếp theo thứ tự nào? 06 nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật?
Quyết định của Ủy ban nhân dân có được xem là một văn bản quy phạm pháp luật? Nội dung quyết định của Ủy ban nhân dân?
Nghị định của Chính phủ được ban hành để quy định chi tiết các văn bản quy phạm pháp luật nào? Căn cứ đề nghị xây dựng nghị định?
Tính thống nhất đồng bộ của văn bản quy định chi tiết được xem xét, đánh giá trên cơ sở nội dung nào?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?