Cập nhật kiến thức về thẩm định giá áp dụng đối với Thẩm định viên về giá đã chấm dứt đăng ký hành nghề bao nhiêu tháng?
- Cập nhật kiến thức về thẩm định giá áp dụng đối với Thẩm định viên về giá đã chấm dứt đăng ký hành nghề bao nhiêu tháng?
- Đơn vị tổ chức cập nhật kiến thức về thẩm định giá cần đáp ứng các điều kiện gì?
- Hình thức, nội dung, tài liệu và thời gian cập nhật kiến thức về thẩm định giá được quy định ra sao?
Cập nhật kiến thức về thẩm định giá áp dụng đối với Thẩm định viên về giá đã chấm dứt đăng ký hành nghề bao nhiêu tháng?
Căn cứ Điều 22 Thông tư 204/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 11/2019/TT-BTC quy định như sau:
Đối tượng bồi dưỡng kiến thức
Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định giá (sau đây gọi là cập nhật kiến thức về thẩm định giá) cho các đối tượng sau:
1. Thẩm định viên về giá hành nghề;
2. Người có Thẻ thẩm định viên về giá nhưng không đăng ký hành nghề trong thời gian 12 tháng tính từ ngày được cấp Thẻ thẩm định viên về giá;
3. Thẩm định viên về giá đã chấm dứt đăng ký hành nghề quá 12 tháng tính đến ngày đăng ký hành nghề tiếp theo;
4. Các đối tượng khác có nhu cầu.
Chiếu theo quy định này, cập nhật kiến thức về thẩm định giá áp dụng đối với Thẩm định viên về giá đã chấm dứt đăng ký hành nghề quá 12 tháng tính đến ngày đăng ký hành nghề tiếp theo.
Cập nhật kiến thức về thẩm định giá (hình từ Internet)
Đơn vị tổ chức cập nhật kiến thức về thẩm định giá cần đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ Điều 23 Thông tư 204/2014/TT-BTC quy định như sau:
Đơn vị tổ chức cập nhật kiến thức
Các đơn vị sau đây đáp ứng đủ các yêu cầu tổ chức đào tạo, bồi dưỡng quy định tại Điều 5 Thông tư này thì được tổ chức cập nhật kiến thức về thẩm định giá:
1. Trung tâm Dữ liệu quốc gia và Dịch vụ về giá trực thuộc Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính).
2. Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá.
Theo đó, chỉ có 02 đơn vị nêu trên được tổ chức cập nhật kiến thức về thẩm định giá, tuy nhiên các đơn vị này còn cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 5 Thông tư 204/2014/TT-BTC cụ thể như sau:
(1) Về đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Đối với đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá:
+ Có trình độ đại học, sau đại học chuyên ngành phù hợp với chuyên đề giảng dạy;
+ Có thời gian công tác từ 5 (năm) năm trở lên trong lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành thẩm định giá tại các Học viện, Trường Đại học hoặc làm công tác thực tiễn quản lý nhà nước đối với các chuyên ngành phù hợp với các chuyên đề của khóa học.
- Đối với bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định giá:
+ Giảng viên đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại mục (1);
+ Thẩm định viên về giá tham gia giảng dạy có tối thiểu 7 (bảy) năm kinh nghiệm hành nghề thẩm định giá.
(2) Có đủ cơ sở vật chất phục vụ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, bao gồm phòng học, bàn ghế, bảng viết, giáo cụ và các trang thiết bị cần thiết khác (tự có hoặc có hợp đồng thuê).
(3) Có kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá phù hợp với quy định của pháp luật.
Hình thức, nội dung, tài liệu và thời gian cập nhật kiến thức về thẩm định giá được quy định ra sao?
Theo Điều 24 Thông tư 204/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 11/2019/TT-BTC quy định về hình thức, nội dung, tài liệu và thời gian cập nhật kiến thức về thẩm định giá như sau:
(1) Hình thức cập nhật kiến thức
- Tham dự lớp cập nhật kiến thức;
- Tham gia giảng dạy các lớp cập nhật kiến thức cho thẩm định viên về giá quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
- Tham dự Hội nghị chính thức Hiệp hội các thẩm định viên về giá ASEAN (AVA) mà trong Hội nghị có nội dung Hội thảo chuyên đề về thẩm định giá.
(2) Nội dung cập nhật kiến thức
- Các quy định của pháp luật về giá, thẩm định giá và pháp luật khác có liên quan đến hoạt động thẩm định giá của Việt Nam và quốc tế được cập nhật trong năm cập nhật;
- Kỹ năng quản lý, kinh nghiệm thẩm định giá, các trường hợp, ví dụ về thẩm định giá; Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế và đạo đức nghề nghiệp;
- Các kiến thức và thông tin khác liên quan đến thẩm định giá.
(3) Tài liệu cập nhật kiến thức
- Tài liệu cập nhật kiến thức phải chứa đựng các nội dung cơ bản theo quy định tại mục (2) và được trình bày dưới dạng văn bản hoặc dữ liệu điện tử;
- Tài liệu cập nhật kiến thức được biên soạn cho từng lớp cập nhật và do đơn vị tổ chức lớp cập nhật thực hiện. Tài liệu phải được gửi cho Bộ Tài chính kèm theo thông báo mở lớp cập nhật đầu tiên trong năm cập nhật theo quy định của pháp luật để Bộ Tài chính xem xét, điều chỉnh nội dung (nếu cần thiết).
(4) Thời gian cập nhật kiến thức tối thiểu hàng năm của một thẩm định viên là 20 giờ/năm. Thời gian cập nhật kiến thức của năm trước liền kề là điều kiện để xem xét đăng ký hành nghề cho năm sau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?