Cắt dạ dày hình chêm là như thế nào? Khi nào người bệnh được chỉ định và chống chỉ định cắt dạ dày hình chêm?
Cắt dạ dày hình chêm là như thế nào?
Cắt dạ dày hình chêm là một trong 60 Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016.
Căn cứ theo Mục I Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Cắt dạ dày hình chêm ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
CẮT DẠ DÀY HÌNH CHÊM
I. ĐẠI CƯƠNG
Trong điều trị phẫu thuật, không phải tổn thương nào cũng phải cắt đoạn hay toàn bộ dạ dày. Một số bệnh lý có chỉ định cắt dạ dày hình chêm làm phẫu thuật nhẹ nhàng hơn, bảo tồn được tối đa dạ dày mà không làm thay đổi kết quả phẫu thuật.
Theo đó, cắt dạ dày hình chêm trong điều trị phẫu thuật, không phải tổn thương nào cũng phải cắt đoạn hay toàn bộ dạ dày. Một số bệnh lý có chỉ định cắt dạ dày hình chêm làm phẫu thuật nhẹ nhàng hơn, bảo tồn được tối đa dạ dày mà không làm thay đổi kết quả phẫu thuật.
Như vậy, cắt dạ dày hình chêm là một dạng trong điều trị phẫu thuật tổn thương và được hiểu như quy định trên.
Cắt dạ dày hình chêm (hình từ internet)
Khi nào được chỉ định và chống chỉ định cắt dạ dày hình chêm?
Căn cứ theo Mục II Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Cắt dạ dày hình chêm ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
CẮT DẠ DÀY HÌNH CHÊM
...
II. CHỈ ĐỊNH
Ung thư dạ dày giai đoạn sớm, tại chỗ
U dạ dày không thuộc biểu mô
Loét lành tính dạ dày
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Chống chỉ định đối với phẫu thuật nói chung
Ung thư dạ dày tiến triển
Theo đó việc cắt dạ dày hình chêm sẽ được chỉ định trong trường hợp người bệnh bị:Ung thư dạ dày giai đoạn sớm, tại chỗ; U dạ dày không thuộc biểu mô; Loét lành tính dạ dày.
Ngược lại những trường hợp sẽ bị chống chỉ định thực hiện cắt dạ dày hình chêm như: Chống chỉ định đối với phẫu thuật nói chung; Ung thư dạ dày tiến triển.
Như vậy, nếu người bệnh thuộc trường hợp được chỉ định thì có thể thực hiện cắt dạ dày hình chêm.
Tuy nhiên nếu người bệnh thuộc trường hợp chống chỉ định thì có thể sẽ không được thực hiện việc cắt dạ dày này.
Quy trình cắt dạ dày hình chêm bao gồm những bước nào?
Căn cứ theo Mục IV Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Cắt dạ dày hình chêm ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
CẮT DẠ DÀY HÌNH CHÊM
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
- Phẫu thuật viên chính chuyên khoa tiêu hóa hoặc ngoại chung
- 02 phẫu thuật viên phụ
- 01 bác sỹ gây mê
- Kíp dụng cụ viên, chạy ngoài, phụ mê: 03 điều dưỡng
2. Người bệnh:
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi
- Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường,… trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu người bệnh có thiếu máu nhiều
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân
- Kháng sinh dự phòng
3. Phương tiện: Bộ dụng cụ đại phẫu, chỉ khâu, máy cắt nối…
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: người bệnh nằm ngửa.
2. Vô cảm: gây mê nội khí quản. trường hợp chống chỉ định gây mê nội khí quản có thể gây tê ngoài màng cứng.
3. Kỹ thuật:
- Bước 1: mở bụng đường trắng giữa trên dưới rốn hoặc mổ nội soi
- Bước 2: đánh giá tổn thương
. Đánh giá dịch ổ bụng, tình trạng phúc mạc.
. Đánh giá cơ quan khác trong ổ bụng.
. Đánh giá tổn thương tại chỗ.
. Đánh giá di căn hạch.
- Bước 4: bộc lộ tổn thương, nếu tổn thương nằm mặt sau thì phải tách mạc nối lớn khỏi đại tràng
- Bước 5: cắt bỏ tổn thương có thể bằng echolon hoặc cắt bằng dao đơn cực xong khâu lại, đảm bảo cắt hết tổn thương
- Bước 6: cầm máu kỹ diện bóc tách, có thể đặt dẫn lưu nếu cần thiết.
- Bước 7: đóng bụng theo bình diện giải phẫu.
Theo đó, thấy được rằng việc thực hiện cắt dạ dày hình chêm đối với người bệnh qua hai bước, cụ thể bước chuẩn bị sẽ bao gồm:
Bước 1. Về người thực hiện:
- Phẫu thuật viên chính chuyên khoa tiêu hóa hoặc ngoại chung
- 02 phẫu thuật viên phụ
- 01 bác sỹ gây mê
- Kíp dụng cụ viên, chạy ngoài, phụ mê: 03 điều dưỡng
Bước 2. Về người bệnh:
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi
- Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường,… trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu người bệnh có thiếu máu nhiều
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân
- Kháng sinh dự phòng
Bước 3. Về phương tiện: Bộ dụng cụ đại phẫu, chỉ khâu, máy cắt nối…
Bước 4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút
Sau khi thực hiện xong bước chuẩn bị thì người bệnh sẽ được chuyển qua các bước tiến hành kỹ thuật như:
Bước 1. Về tư thế: người bệnh nằm ngửa.
Bước 2. Vô cảm: gây mê nội khí quản. trường hợp chống chỉ định gây mê nội khí quản có thể gây tê ngoài màng cứng.
Bước 3. Kỹ thuật:
+ mở bụng đường trắng giữa trên dưới rốn hoặc mổ nội soi
+ Đánh giá tổn thương
+ Đánh giá dịch ổ bụng, tình trạng phúc mạc.
+ Đánh giá cơ quan khác trong ổ bụng.
+ Đánh giá tổn thương tại chỗ.
+ Đánh giá di căn hạch.
Bước 4: bộc lộ tổn thương, nếu tổn thương nằm mặt sau thì phải tách mạc nối lớn khỏi đại tràng
Bước 5: cắt bỏ tổn thương có thể bằng echolon hoặc cắt bằng dao đơn cực xong khâu lại, đảm bảo cắt hết tổn thương
Bước 6: cầm máu kỹ diện bóc tách, có thể đặt dẫn lưu nếu cần thiết.
Bước 7: đóng bụng theo bình diện giải phẫu.
Như vậy, quy trình cắt dạ dày hình chêm sẽ phải thực hiện theo các bước tại quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?