Cát, sỏi lòng sông được hiểu như thế nào? Hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông cần phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Cát, sỏi lòng sông được hiểu như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 23/2020/NĐ-CP quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông quy định như sau:
Cát, sỏi lòng sông là cát, cuội, sỏi tích tụ ở lòng suối, lòng sông, bãi bồi, thềm sông từ thượng lưu cho đến cửa sông; tích tụ ở lòng hồ và cửa sông.
Hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông cần phải đáp ứng các yêu cầu gì?
Tại Điều 15 Nghị định 23/2020/NĐ-CP quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông cụ thể:
Yêu cầu đối với hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông
Hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ lòng, bờ, bãi sông quy định tại Điều 14 Nghị định này và các yêu cầu sau:
1. Đối với trường hợp khai thác cát, sỏi ở lòng sông:
a) Ranh giới khu vực khai thác phải cách mép bờ một khoảng cách an toàn tối thiểu phù hợp với chiều rộng tự nhiên của lòng sông, đặc điểm địa hình, địa chất, mức độ ổn định của bờ sông do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định này quyết định;
b) Độ dốc đáy của tuyến khai thác tương đương độ dốc tự nhiên của đáy đoạn sông khai thác và đảm bảo không làm thay đổi đột ngột độ dốc của toàn tuyến sông; độ sâu khai thác phải phù hợp với đặc điểm địa hình, địa chất của đoạn sông, bảo đảm không được hình thành các hố xoáy hoặc gia tăng nguy cơ gây mất ổn định bờ sông do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định này quyết định;
c) Trường hợp đoạn sông ở khu vực trung du, miền núi bị bồi, lắng theo mùa, căn cứ diễn biến của tình hình bồi, lắng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định này quyết định yêu cầu cụ thể đối với hoạt động khai thác cát, sỏi, bảo đảm phòng ngừa, hạn chế nguy cơ sạt, lở bờ, bãi sông.
2. Đối với trường hợp khai thác cát, sỏi trên bãi sông:
a) Cao độ đáy khu vực khai thác không vượt quá cao độ ứng với mực nước trung bình mùa cạn tại khu vực khai thác, trừ trường hợp kết hợp với việc khơi thông dòng chảy, tăng cường khả năng thoát lũ của đoạn sông;
b) Trường hợp đối với bãi nổi bán ngập, bãi hình thành theo mùa, bãi mới hình thành thì căn cứ tình hình thực thực tế, yêu cầu về phòng, chống sạt, lở bờ, bãi sông, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định này quyết định cụ thể về phạm vi, độ sâu khu vực khai thác.
3. Trường hợp đang khai thác mà có hiện tượng sạt, lở bờ tại khu vực khai thác, thì phải tạm dừng việc khai thác, đồng thời báo cáo ngay cho chính quyền địa phương và Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có hoạt động khai thác để kiểm tra, xác định nguyên nhân, mức độ tác động tới lòng, bờ, bãi sông, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Trường hợp không đủ điều kiện để tiếp tục khai thác thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, điều chỉnh bổ sung vào khu vực cấm, tạm thời cấm khai thác cát, sỏi trên sông theo quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định này.
Như vậy, theo quy định pháp luật việc hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông cần phải đáp ứng các yêu cầu nêu trên.
Cát, sỏi lòng sông (Hình từ Internet)
Sử dụng cát, sỏi lòng sông và kinh doanh như thế nào theo quy định pháp luật?
Tại Điều 12 Nghị định 23/2020/NĐ-CP quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông quy định như sau:
Kinh doanh và sử dụng cát, sỏi lòng sông
1. Cát, sỏi lòng sông được tổ chức, cá nhân kinh doanh phải là cát, sỏi có nguồn gốc hợp pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
2. Trong quá trình vận chuyển cát, sỏi trên sông, chủ phương tiện phải mang theo hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc của cát, sỏi là hợp pháp; thông tin, dữ liệu, sổ sách, chứng từ về khối lượng cát, sỏi đang vận chuyển; bên bán phải xuất hóa đơn cho bên mua theo quy định của pháp luật.
3. Mọi hành vi buôn bán, kinh doanh cát, sỏi lòng sông không có nguồn gốc hợp pháp được xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật khác có liên quan.
4. Không sử dụng cát, sỏi lòng sông có đủ chất lượng làm cát, sỏi xây dựng dùng cho mục đích san lấp, cải tạo mặt bằng.
5. Việc kinh doanh, tập kết và vận chuyển cát, sỏi lòng sông phải đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường, nghiêm cấm sử dụng xe quá tải trọng đi trên đê.
Như vậy, việc sử dụng cát, sỏi lòng sông và kinh doanh được quy định như trên.
Khai thác cát làm vật liệu xây dựng thông thường có phải đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản hay không?
Khai thác cát có phải là khai thác khoáng sản không? Khai thác cát làm sụt lún nhà dân thì phải bồi thường đúng không?
Đối với hộ dân thực hiện khai thác cát thì doanh nghiệp được phép thu mua cát vào thời điểm nào?
Đơn vị khai thác cát xây dựng trên sông cần những giấy tờ gì để được khai thác? Đơn vị khai thác phải có trách nhiệm gì?
Khai thác cát trái phép bị xử lý như thế nào? Khai thác cát trái phép có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Để tổ chức đấu giá quyền khai thác cát thì tổ chức khai thác cần đáp ứng những điều kiện gì? Phiên đấu giá sẽ diễn ra như thế nào?
Cát, sỏi lòng sông được hiểu như thế nào? Hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông cần phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Doanh nghiệp nhượng quyền khai thác cát sỏi lòng sông cho doanh nghiệp khác thì thời hạn khai thác có được tính lại từ đầu hay không?
Khai thác cát sỏi lòng sông làm ảnh hưởng đến kè bờ trái với phương án được chấp thuận thì bị xử phạt như thế nào?
Có được phép khai thác cát trên sông Tiền vào ban đêm hay không? Và việc khai thác cát lậu trên sông Tiền sẽ bị xử lý như thế nào?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khai thác cát
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?