Cát sỏi lòng sông là gì? Mạng lưới công trình thăm dò cát sỏi lòng sông được quy định như thế nào?
Cát sỏi lòng sông là gì?
Cát sỏi lòng sông được giải thích tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2016/TT-BTNMT như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Cát, sỏi lòng sông là sản phẩm tích tụ trong bãi bồi, thềm sông và cửa sông, bao gồm: cuội, sỏi, sạn, cát chỉ có giá trị sử dụng làm vật liệu xây dựng thông thường.
2. Đất, đá làm vật liệu san lấp là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường khi đáp ứng đủ quy định tại Khoản 1 Điều 64 Luật khoáng sản.
Như vậy, theo quy định trên thì cát sỏi lòng sông là sản phẩm tích tụ trong bãi bồi, thềm sông và cửa sông, bao gồm: cuội, sỏi, sạn, cát chỉ có giá trị sử dụng làm vật liệu xây dựng thông thường.
Cát sỏi lòng sông (Hình từ Internet)
Mạng lưới công trình thăm dò cát sỏi lòng sông được quy định như thế nào?
Mạng lưới công trình thăm dò cát sỏi lòng sông được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 01/2016/TT-BTNMT như sau:
Yêu cầu về cấp trữ lượng và mạng lưới thăm dò
1. Mỏ cát, sỏi lòng sông và đất, đá làm vật liệu san lấp thăm dò đến trữ lượng cấp 122.
2. Mạng lưới các công trình thăm dò.
a) Mạng lưới công trình thăm dò theo tuyến tối đa là 400m, công trình trên tuyến tối đa là 200m;
b) Đối với mỏ có diện tích nhỏ hơn 1ha và chiều dài phân bố không quá 500m phải có 01 công trình khống chế bề dày thân khoáng hoặc khống chế đến cốt cao dự kiến thăm dò ở trung tâm khu vực thăm dò;
c) Đo vẽ mô tả địa chất tại thực địa từng điểm lộ phải được mô tả được đặc điểm địa chất, thành phần, cấu tạo và xác định được ranh giới thân khoáng làm cơ sở xác định bề dày biên, bề dày trung bình của thân khoáng trong diện tích thăm dò.
Như vậy, theo quy định trên thì Mạng lưới công trình thăm dò cát sỏi lòng sông được quy định như sau:
- Mạng lưới công trình thăm dò theo tuyến tối đa là 400m, công trình trên tuyến tối đa là 200m;
- Đối với mỏ có diện tích nhỏ hơn 1ha và chiều dài phân bố không quá 500m phải có 01 công trình khống chế bề dày thân khoáng hoặc khống chế đến cốt cao dự kiến thăm dò ở trung tâm khu vực thăm dò;
- Đo vẽ mô tả địa chất tại thực địa từng điểm lộ phải được mô tả được đặc điểm địa chất, thành phần, cấu tạo và xác định được ranh giới thân khoáng làm cơ sở xác định bề dày biên, bề dày trung bình của thân khoáng trong diện tích thăm dò.
Kỹ thuật công tác thăm dò cát sỏi lòng sông phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Kỹ thuật công tác thăm dò cát sỏi lòng sông phải đáp ứng những yêu cầu được quy định tại Điều 4 Thông tư 01/2016/TT-BTNMT như sau:
Yêu cầu kỹ thuật công tác thăm dò
1. Công trình thăm dò đều phải xác định tọa độ, độ cao theo hệ tọa độ, độ cao Quốc gia (đảm bảo không chồng lấn với: khu vực thăm dò khác, khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khai thác tại thực địa).
2. Tùy theo diện tích, mức độ phức tạp về địa hình của mỏ và mục đích sử dụng, địa hình mỏ phải được đo vẽ ở tỷ lệ 1: 5.000 hoặc lớn hơn.
3. Công trình thăm dò phải được chọn phù hợp với cấu tạo và chiều dày các thân khoáng, đặc điểm địa hình.
4. Mạng lưới các công trình thăm dò thiết kế theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này.
5. Công trình khoan (nếu có) phải bảo đảm tỷ lệ mẫu lõi khoan lấy được qua các thân khoáng không dưới 70%.
6. Công trình: giếng, hào, hố, moong khai thác, các vết lộ tự nhiên và nhân tạo trong khu vực thăm dò đều phải được thu thập tài liệu, thành lập thiết đồ theo quy định hiện hành và thể hiện vị trí trên bản đồ tài liệu thực tế.
7. Đối với công tác địa chất thủy văn, địa chất công trình:
Về địa chất thủy văn: công tác đo vẽ địa chất thủy văn đối với mỏ không ngập nước phải xác định lượng sơ bộ lượng nước chảy vào mỏ, khả năng tháo khô khu mỏ. Đối với mỏ ngập nước phải dự kiến ảnh hưởng của hoạt động khai thác đến dòng chảy của sông;
Về địa chất công trình: căn cứ vào kết quả mẫu cơ lý, các khu vực có điều kiện địa chất công trình tương tự, xác định góc dốc bờ moong định hướng cho khai thác.
Như vậy, theo quy định trên thì kỹ thuật công tác thăm dò cát sỏi lòng sông phải những yêu cầu sau:
- Công trình thăm dò đều phải xác định tọa độ, độ cao theo hệ tọa độ, độ cao Quốc gia (đảm bảo không chồng lấn với: khu vực thăm dò khác, khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khai thác tại thực địa).
- Tùy theo diện tích, mức độ phức tạp về địa hình của mỏ và mục đích sử dụng, địa hình mỏ phải được đo vẽ ở tỷ lệ 1: 5.000 hoặc lớn hơn.
- Công trình thăm dò phải được chọn phù hợp với cấu tạo và chiều dày các thân khoáng, đặc điểm địa hình.
- Mạng lưới các công trình thăm dò thiết kế theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này.
- Công trình khoan (nếu có) phải bảo đảm tỷ lệ mẫu lõi khoan lấy được qua các thân khoáng không dưới 70%.
- Công trình: giếng, hào, hố, moong khai thác, các vết lộ tự nhiên và nhân tạo trong khu vực thăm dò đều phải được thu thập tài liệu, thành lập thiết đồ theo quy định hiện hành và thể hiện vị trí trên bản đồ tài liệu thực tế.
- Đối với công tác địa chất thủy văn, địa chất công trình:
+ Về địa chất thủy văn: công tác đo vẽ địa chất thủy văn đối với mỏ không ngập nước phải xác định lượng sơ bộ lượng nước chảy vào mỏ, khả năng tháo khô khu mỏ. Đối với mỏ ngập nước phải dự kiến ảnh hưởng của hoạt động khai thác đến dòng chảy của sông;
+ Về địa chất công trình: căn cứ vào kết quả mẫu cơ lý, các khu vực có điều kiện địa chất công trình tương tự, xác định góc dốc bờ moong định hướng cho khai thác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?