Cha không cấp dưỡng cho con chưa thành niên sau ly hôn bị xử phạt như thế nào theo quy định của pháp luật?
Bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con thì có phải cấp dưỡng cho con chưa thành niên sau ly hôn hay không?
Theo Điều 87 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên như sau:
Hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên
1. Trong trường hợp cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.
2. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên được giao cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật này trong các trường hợp sau đây:
a) Cha và mẹ đều bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên;
b) Một bên cha, mẹ không bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên nhưng không đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với con;
c) Một bên cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên và chưa xác định được bên cha, mẹ còn lại của con chưa thành niên.
3. Cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Như vậy, cho dù bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên nhưng chồng cũ của bạn vẫn có trách nhiệm cấp dưỡng đầy đủ cho con theo thỏa thuận của bạn và chồng cũ hoặc theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên (Hình từ Internet)
Cha không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên sau ly hôn bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Theo Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng như sau:
Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật;
b) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, cha không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên sau ly hôn có thể bụ xử phạt hành chính với mức phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000.
Ngoài ra, người cha buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con chưa thành niên sau ly hôn.
Cha không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con có bị phạt tù hay không?
Theo Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Khoản 37 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Trong trường hợp của bạn, theo quy định của pháp luật chồng cũ có trách nhiệm cấp dưỡng cho con chung của hai bạn.
Trường hợp chồng cũ của bạn từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng mà đã bị xử phạt hành chính trước đó về hành vi này mà vẫn tiếp tục trốn tránh trách nhiệm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt là: phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Tuy nhiên, theo Điều 380 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội không chấp hành án như sau:
Tội không chấp hành án
1. Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;
b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
c) Tẩu tán tài sản.
3. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Ngoài trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây, chồng cũ của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
- Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;
- Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng của mình;
- Tẩu tán tài sản để trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?