Cha mẹ có quyền chọn quốc tịch Việt Nam cho con hay không và đăng ký hai quốc tịch cho con được không?
Có quyền chọn quốc tịch Việt Nam cho con không và đăng ký hai quốc tịch cho con được không?
Theo khoản 2 Điều 16 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định:
Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam
1. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
2. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam."
Như vậy, trong trường hợp của chị, nếu chị và chồng chị thỏa thuận bằng văn bản lựa chọn quốc tịch cho em bé là quốc tịch Việt Nam tại thời điểm đăng ký khai sinh cho em bé thì em bé sẽ có quốc tịch Việt Nam.
Bên cạnh đó, Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định:
Nguyên tắc quốc tịch
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
Do đó, nếu khi đăng ký khai sinh thì gia đình chỉ được phép đăng ký một quốc tịch Việt Nam cho bé. Việc bạn muốn đăng ký thêm quốc tịch nước khác cho bé phải tùy thuộc vào quy định pháp luật của nước mà bạn muốn đăng ký.
Cha mẹ có quyền chọn quốc tịch Việt Nam cho con hay không và đăng ký hai quốc tịch cho con được không?
Khi đăng ký khai sinh, muốn đặt tên chữ đệm của con là Rachel Uyên, tên chính là Phương có được không?
Theo Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Quyền có họ, tên
1. Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.
2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.
Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
3. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
4. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình.
5. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác."
Như vậy, họ của bé có thể theo họ cha và không bắt buộc phải bằng tiếng Việt nên việc bạn đặt tên cho bé là Rachel Uyên Phương vẫn là hợp pháp vì tên của bé đã đáp ứng điều kiện là bằng tiếng Việt và không xâm phạm quyền lợi của ai cũng không trái nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
Việc đăng ký khai sinh cho con ở đâu?
Căn cứ theo Điều 35 Luật Hộ tịch 2014 quy định:
Thẩm quyền đăng ký khai sinh
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây:
1. Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam:
a) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;
b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
c) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
d) Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;
2. Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam:
a) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam;
b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.
Do có cha là người nước ngoài nên Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người mẹ là cơ quan thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?