Cha mẹ mất, anh chị ruột sẽ là người giám hộ đương nhiên đối với em chưa thành niên đúng không?
- Cha mẹ mất, anh chị ruột sẽ là người giám hộ đương nhiên đối với em chưa thành niên đúng không?
- Trường hợp cha mẹ để lại di sản thừa kế, anh chị ruột có được quyền quản lý thay em chưa thành niên hay không?
- Anh chị ruột sẽ là người giám hộ đương nhiên đối với em chưa thành niên thì có những quyền hạn gì?
Cha mẹ mất, anh chị ruột sẽ là người giám hộ đương nhiên đối với em chưa thành niên đúng không?
Theo điểm a khoản 1 Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người được giám hộ như sau:
Người được giám hộ
1. Người được giám hộ bao gồm:
a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
c) Người mất năng lực hành vi dân sự;
d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
2. Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.
Theo đó, người chưa thành niên không còn cha, mẹ thuộc đối tượng những người được giám hộ.
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên được quy định tại Điều 52 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:
1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
Như vậy, anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ đương nhiên đối với em chưa thành niên khi cha mẹ mất.
- Trường hợp người chưa thành niên không có anh chị ruột thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
- Trường hợp không có người giám hộ nêu trên thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
Cha mẹ mất, anh chị ruột sẽ là người giám hộ đương nhiên đối với em chưa thành niên đúng không? (Hình từ Internet)
Trường hợp cha mẹ để lại di sản thừa kế, anh chị ruột có được quyền quản lý thay em chưa thành niên hay không?
Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi được quy định tại Điều 55 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi
1. Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ.
2. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
3. Quản lý tài sản của người được giám hộ.
4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Bên cạnh đó theo Điều 56 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi như sau:
Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi
1. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Quản lý tài sản của người được giám hộ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Theo đó, trường hợp cha mẹ để lại di sản thừa kế, anh chị ruột trong trường hợp là người giám hộ đương nhiên được quyền quản lý thay người em chưa thành niên (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác).
Anh chị ruột sẽ là người giám hộ đương nhiên đối với em chưa thành niên thì có những quyền hạn gì?
Theo Điều 58 Bộ luật dân sự 2015, anh chị ruột sẽ là người giám hộ đương nhiên đối với em chưa thành niên thì có những quyền hạn sau đây:
- Sử dụng tài sản của người em chưa thành niên để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu;
- Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người em chưa thành niên;
- Đại diện cho người em chưa thành niên trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người em.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí môn bài bậc 1 bao nhiêu tiền 2025? Những trường hợp nào được miễn nộp thuế môn bài 2025?
- Mức phạt không nộp thuế môn bài 2025 là bao nhiêu? Không nộp thuế môn bài 2025 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam vô địch giải bóng đá Đông Nam Á có được tặng Huân chương Lao động hạng Nhất?
- Tải mẫu thông báo họp tổng kết cuối năm mới nhất? Quy định về quyền tự do kinh doanh của công ty, doanh nghiệp?
- Đáp án Kỳ 1 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu lịch sử 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh?