Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài được quy định như thế nào? Thủ tục chấm dứt được thực hiện như thế nào?
- Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài được quy định như thế nào?
- Thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài được thực hiện như thế nào?
- Sau khi dự án đầu tư chấm dứt hoạt động, việc thanh lý dự án đầu tư thực hiện như thế nào?
Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 60 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài như sau:
“Điều 60. Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài
Căn cứ bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án, phán quyết trọng tài về việc chấm dứt toàn bộ hoặc một phần hoạt động của dự án đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại Điều 57 của Nghị định này.”
Theo đó, chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài là việc căn cứ vào bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án, phán quyết trọng tài để chấm dứt toàn bộ hoặc một phần hoạt động của dự án đầu tư.
Chấm dứt hoạt động dự án đầu tư
Thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài được thực hiện như thế nào?
Theo điểm c khoản 2 và khoản 6 Điều 57 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư như sau:
“Điều 57. Điều kiện, thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư
[...]
2. Việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư thực hiện theo thủ tục sau:
[...]
c) Trường hợp chấm dứt hoạt động dự án đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật Đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư, đồng thời thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư chấm dứt hiệu lực kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư có hiệu lực.
[...]
6. Trường hợp nhà đầu tư hoặc Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt một phần hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 48 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư được tiếp tục thực hiện phần dự án không bị chấm dứt hoạt động, đồng thời thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định tương ứng tại các Điều 44, 45, 46 và 47 của Nghị định này.
[...].”
Theo đó, thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài được thực hiện như sau:
Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư, đồng thời thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư chấm dứt hiệu lực kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư có hiệu lực. Trường hợp nhà đầu tư hoặc Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt một phần hoạt động của dự án đầu tư thì nhà đầu tư được tiếp tục thực hiện phần dự án không bị chấm dứt hoạt động, đồng thời thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định tương ứng tại các Điều 44, 45, 46 và 47 của Nghị định này.
Sau khi dự án đầu tư chấm dứt hoạt động, việc thanh lý dự án đầu tư thực hiện như thế nào?
Theo khoản 8 Điều 57 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về việc thanh lý dự án đầu tư sau khi dự án đầu tư chấm dứt hoạt động như sau:
“Điều 57. Điều kiện, thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư
[...]
8. Sau khi dự án đầu tư chấm dứt hoạt động, việc thanh lý dự án đầu tư thực hiện như sau:
a) Nhà đầu tư tự thanh lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về thanh lý tài sản;
b) Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì việc xử lý quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan;
c) Trong quá trình thanh lý dự án đầu tư, nếu nhà đầu tư là tổ chức kinh tế bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản thì việc thanh lý dự án đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản tổ chức kinh tế.”
Theo đó, sau khi dự án đầu tư chấm dứt hoạt động, việc thanh lý dự án đầu tư thực hiện như sau:
- Nhà đầu tư tự thanh lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về thanh lý tài sản;
- Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì việc xử lý quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan;
- Trong quá trình thanh lý dự án đầu tư, nếu nhà đầu tư là tổ chức kinh tế bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản thì việc thanh lý dự án đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản tổ chức kinh tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Tờ trình xin kinh phí Đại hội chi bộ mới nhất? Tải mẫu Tờ trình xin kinh phí tổ chức Đại hội chi bộ?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư làm việc theo nguyên tắc gì? Nhiệm vụ quyền hạn Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư?
- Thăng quân hàm, nâng lương sĩ quan trước thời hạn trong trường hợp nào? Thời hạn hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ hiện nay?
- Vượt đèn đỏ nhường xe ưu tiên có bị phạt không? Không nhường xe ưu tiên có bị phạt không? Xe ưu tiên gồm những xe nào?
- Mẫu quy trình bảo trì công trình xây dựng mới nhất? Việc điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng được thực hiện thế nào?