Chăn dắt trẻ em đi thổi lửa để xin tiền bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền? Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp nào?
Chăn dắt trẻ em đi thổi lửa để xin tiền bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại điểm a khoản 2, khoản 5 Điều 23 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về cấm lạm dụng, bóc lột trẻ em, tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bắt trẻ em làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập, vui chơi, giải trí, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em;
b) Tổ chức, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn;
b) Cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Dẫn dắt, rủ rê, xúi giục, dụ dỗ, lôi kéo, kích động, lợi dụng, ép buộc làm trung gian giao dịch hoạt động bóc lột trẻ em;
b) Dẫn dắt, rủ rê, xúi giục, dụ dỗ, lôi kéo, kích động, lợi dụng trẻ em lao động trái quy định của pháp luật;
c) Bắt trẻ em lao động trước tuổi, quá thời gian, làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật hoặc làm việc ở nơi mất an ninh trật tự, có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển của trẻ em. Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng trẻ em làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
d) Bóc lột sức lao động trẻ em. Trường hợp người sử dụng lao động lợi dụng danh nghĩa học nghề, tập nghề để bóc lột sức lao động của trẻ em thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này.
Theo đó, chăn dắt trẻ em đi thổi lửa để xin tiền bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Đồng thời, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được và buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi chăn dắt trẻ em đi thổi lửa để xin tiền.
Và mức phạt tiền trên áp dụng đối với cá nhân. Nếu tổ chức có cùng hành vi sẽ bị xử phạt gấp 02 lần theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP.
Chăn dắt trẻ em đi thổi lửa để xin tiền (Hình từ Internet)
Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi chăn dắt trẻ em đi thổi lửa để xin tiền không?
Căn cứ theo khoản 15 Điều 37 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt
...
15. Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này.
Và theo khoản 1 Điều 39 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Như vậy, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã không có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi chăn dắt trẻ em đi thổi lửa để xin tiền.
Chăn dắt trẻ em đi thổi lửa để xin tiền thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Nếu đối tượng lợi dụng trẻ em để đi ăn xin trục lợi có hành vi chăn dắt ép buộc, đối xử tàn ác, bắt trẻ em làm công việc nặng nhọc, độc hại, thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, đánh đập, gây thương tích,… mà đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì các đối tượng này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng ví dụ như:
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015;
- Tội hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015;
- Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015;
- Tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi theo Điều 296 Bộ luật Hình sự 2015.
...
Bộ luật Hình sự 2015 hiện nay chưa có quy định trực tiếp xử lý đối với hành vi chăn dắt trẻ em đi thổi lửa để xin tiền tuy nhiên tùy vào hành vi trong từng trường hợp cụ thể nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo các tội thuộc Bộ luật này thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?