Chăn nuôi lợn theo hình thức chăn nuôi trang trại quy mô lớn thì cần làm thủ tục như thế nào?
- Chăn nuôi trang trại là gì?
- Xác định quy mô chăn nuôi
- Điều kiện đối với quy mô chăn nuôi trang trại quy mô lớn
- Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn
- Hồ sơ đề nghị, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn
Chăn nuôi trang trại là gì?
Căn cứ khoản 1, 4 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về chăn nuôi trang trại như :
“1. Chăn nuôi là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi.
…
4. Chăn nuôi trang trại là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt dành cho sản xuất, kinh doanh chăn nuôi.”
Theo đó, chăn nuôi trang trại là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt dành cho sản xuất, kinh doanh chăn nuôi.
Xác định quy mô chăn nuôi
Căn cứ Điều 52 Luật Chăn nuôi 2018 về quy mô chăn nuôi:
“1. Quy mô chăn nuôi bao gồm các loại sau đây:
a) Chăn nuôi trang trại bao gồm chăn nuôi trang trại quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ;
b) Chăn nuôi nông hộ.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Như vậy, có thể thấy chăn nuôi trang trại là một trong những loại quy mô chăn nuôi.
Căn cứ khoản 1, 2 Điều 21 Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết luật chăn nuôi về quy mô chăn nuôi:
“1. Nguyên tắc xác định quy mô chăn nuôi được quy định như sau:
a) Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được xác định bằng số lượng đơn vị vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;
b) Quy mô chăn nuôi các loại vật nuôi khác được xác định bằng số lượng vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;
c) Trường hợp cơ sở chăn nuôi hỗn hợp gồm gia súc, gia cầm và vật nuôi khác thì quy mô chăn nuôi gồm tổng số đơn vị vật nuôi của gia súc và gia cầm, số lượng từng loại vật nuôi khác.
2. Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được quy định như sau:
a) Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên;
b) Chăn nuôi trang trại quy mô vừa: Từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi;
c) Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: Từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi;
d) Chăn nuôi nông hộ: Dưới 10 đơn vị vật nuôi.”
Theo đó, quy mô chăn nuôi cơ bản được chia thành 02 loại:
- Chăn nuôi trang trại bao gồm chăn nuôi trang trại quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ;
- Chăn nuôi nông hộ.
Khi muốn chuyển sang hình thức chăn nuôi trang trại quy mô lớn thì quy mô chăn nuôi của bạn phải chứa từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên.
Chăn nuôi trang trại quy mô lớn
Điều kiện đối với quy mô chăn nuôi trang trại quy mô lớn
Căn cứ khoản 1, 2 Điều 55 Luật Chăn nuôi 2018 về chăn nuôi trang trại:
“1. Chăn nuôi trang trại phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Vị trí xây dựng trang trại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, chiến lược phát triển chăn nuôi; đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 53 của Luật này;
b) Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi;
c) Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi;
đ) Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc; lưu giữ hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 01 năm sau khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi;
e) Có khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại.
2. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô lớn phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi."
Căn cứ khoản 2 Điều 57 Luật Chăn nuôi 2018 thì tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
“2. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật này;
b) Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi;
c) Xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, chăn nuôi lợn theo trang trại quy mô lớn cần đáp ứng các điều kiện nhất định như vị trí xây dựng trang trại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, chiến lược phát triển chăn nuôi; có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi; có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi,… Ngoài ra còn có các nghĩa vụ: thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi, thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường, xử lý chất thải chăn nuôi, bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi.
Và quan trọng nhất là phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn
Căn cứ khoản 1 Điều 23 Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết luật chăn nuôi:
“1. Cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn quy định như sau:
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn tại địa phương;
b) Trường hợp cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn nằm trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đăng ký thủ tục đầu tư thực hiện cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.”
Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi lợn theo hình thức chăn nuôi trang trại quy mô lớn.
Hồ sơ đề nghị, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn
Căn cứ khoản 2, 3 Điều 23 Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi 2018 quy định như sau:
"2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn theo Mẫu số 01.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thuyết minh về điều kiện chăn nuôi theo Mẫu số 02.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, trong thời hạn 20 ngày làm việc cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở chăn nuôi theo quy định tại Điều 24 Nghị định này.
Trường hợp cơ sở không đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày lập biên bản đánh giá, tổ chức, cá nhân khắc phục và gửi báo cáo kết quả khắc phục bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền để được thẩm định và đánh giá lại điều kiện thực tế (nếu cần thiết).
Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá điều kiện thực tế, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi theo Mẫu số 05.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
Như vậy, chăn nuôi trang trại là một loại quy mô chăn nuôi, trong đó có chăn nuôi trang trại quy mô lớn. Khi chăn nuôi trang trại quy mô lớn nói riêng, và chăn nuôi trang trại nói chung sẽ phải đáp ứng những điều kiện cụ thể theo quy định của pháp luật. Cần làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn để được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.
Tải về mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi mới nhất 2023: Tại Đâu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Được từ chối kết quả trúng đấu giá không? Nếu được từ chối kết quả trúng đấu giá thì ai là người trúng đấu giá?
- Lĩnh vực tài chính ngân hàng và bảo hiểm có là lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã hay không theo quy định?
- Kho ngoại quan là kho, bãi lưu trữ hàng hóa chờ xuất khẩu hay chờ nhập khẩu theo quy định pháp luật?
- Giao dịch nội bộ của hợp tác xã gồm các hoạt động nào? Tăng tỷ lệ giá trị giao dịch nội bộ có là tiêu chí xét thụ hưởng chính sách của Nhà nước?
- Báo cáo của Tổ chức đấu thầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp đối với trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước theo Thông tư 76/2024 thế nào?