Chăn nuôi nông hộ có quy mô thế nào? Chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi thì bị xử phạt ra sao?
- Chăn nuôi nông hộ có quy mô thế nào?
- Chăn nuôi nông hộ tại khu vực không được phép chăn nuôi thì bị xử phạt ra sao?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt người chăn nuôi nông hộ tại khu vực không được phép chăn nuôi không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người chăn nuôi nông hộ tại khu vực không được phép chăn nuôi là bao lâu?
Chăn nuôi nông hộ có quy mô thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 21 Nghị định 13/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 12 Điều 1 Nghị định 46/2022/NĐ-CP quy định về quy mô chăn nuôi như sau:
Quy mô chăn nuôi
...
2. Quy mô chăn nuôi được quy định như sau:
a) Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên;
b) Chăn nuôi trang trại quy mô vừa: Từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi;
c) Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: Từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi;
d) Chăn nuôi nông hộ: Dưới 10 đơn vị vật nuôi.
...
Theo quy định trên, chăn nuôi nông hộ là việc chăn nuôi có dưới 10 đơn vị vật nuôi.
Chăn nuôi nông hộ có quy mô thế nào? Chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi thì bị xử phạt ra sao? (Hình từ Internet)
Chăn nuôi nông hộ tại khu vực không được phép chăn nuôi thì bị xử phạt ra sao?
Theo khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 24 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi nông hộ như sau:
Vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi nông hộ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi gian dối trong kê khai nhằm mục đích trục lợi.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc di dời vật nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP về mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt
....
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, người chăn nuôi nông hộ tại khu vực không được phép chăn nuôi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Đồng thời người vi phạm còn bị buộc di dời vật nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi đối với hành vi vi phạm.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt người chăn nuôi nông hộ tại khu vực không được phép chăn nuôi không?
Theo khoản 3 Điều 37 Nghị định 14/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm c khoản 6 Điều 4 Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn Chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt
...
3. Thẩm quyền xử phạt của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi với mức phạt tiền cao nhất là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, và cao nhất là 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do người chăn nuôi nông hộ tại khu vực không được phép chăn nuôi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 3.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt người này.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người chăn nuôi nông hộ tại khu vực không được phép chăn nuôi là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 14/2021/NĐ-CP về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi là 01 năm, trừ trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi, vật nuôi sống làm thực phẩm thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người chăn nuôi nông hộ tại khu vực không được phép chăn nuôi là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?