Chăn nuôi số lượng bao nhiêu con giống vật nuôi là dê Bách Thảo thì cần kê khai hoạt động chăn nuôi?

Gia đình tôi đang chăn nuôi 10 con giống vật nuôi là dê Bách Thảo. Xin cho hỏi với số lượng 10 con như thế thì gia định tôi cần kê khai hoạt động chăn nuôi hay không? Trường hợp xảy ra dịch bệnh thì gia đình tôi có được Nhà nước hỗ trợ thiệt hại hay không? - câu hỏi của chị Diễm Thúy (Ninh Thuận)

Chăn nuôi số lượng bao nhiêu con giống vật nuôi là dê Bách Thảo thì cần kê khai hoạt động chăn nuôi?

kê khai hoạt động chăn nuôi dê

Kê khai hoạt động chăn nuôi (Hình từ Internet)

Theo khoản 2 Điều 54 Luật Chăn nuôi 2018 quy định như sau:

Kê khai hoạt động chăn nuôi
1. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi với Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định loại, số lượng vật nuôi phải thực hiện kê khai, thời điểm kê khai và mẫu kê khai hoạt động chăn nuôi.

Dẫn chiếu theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT quy định về việc kê khai hoạt động chăn nuôi như sau:

Kê khai hoạt động chăn nuôi
1. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi về loại, số lượng vật nuôi theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi từ ngày 25 đến ngày 30 của tháng cuối quý theo biểu mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT quy định về loại vật nuôi và số lượng vật nuôi tối thiểu phải kê khai như sau:

Phụ lục II

Theo đó, trường hơp gia đình bạn đang chăn nuôi số lượng 10 con giống vật nuôi là dê Bách Thảo thì cần phải thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định.

Ngoài ra, gia đình bạn cần thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi từ ngày 25 đến ngày 30 của tháng cuối quý theo biểu mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BNNPTN.

Tải Mẫu kê khai hoạt động chăn nuôi: Tải về.

Khi xảy ra dịch bệnh thì cơ sở chăn nuôi con giống vật nuôi có được Nhà nước hỗ trợ thiệt hại hay không?

Theo điểm a khoản 1 Điều 57 Luật Chăn nuôi 2018 quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân chăn nuôi
1. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có quyền sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân đã thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật này được hỗ trợ thiệt hại, khôi phục sản xuất khi bị thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật;
b) Được hưởng chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động chăn nuôi;
c) Được tập huấn, đào tạo về chăn nuôi;
d) Quảng bá sản phẩm theo quy định của pháp luật;
đ) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
...

Căn cứ quy định trên thì khi xảy ra dịch bệnh thì cơ sở chăn nuôi con giống vật nuôi được Nhà nước hỗ trợ thiệt hại nếu đã thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định của pháp luật.

Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi gian dối nhằm mục đích trục lợi có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Theo điểm c khoản 2 Điều 21 Nghị định 13/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 12 Điều 1 Nghị định 46/2022/NĐ-CP) quy định quy mô chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi.

Như vậy trường hợp của gia đình bạn chăn nuôi 10 con giống vật nuôi là dê Bách Thảo thì được xác định là quy mô chăn nuôi nhỏ.

Theo điểm b khoản 2 Điều 25 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ như sau:

Vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lưu giữ, cập nhật đầy đủ hồ sơ về quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc;
b) Không bảo đảm khoảng cách an toàn trong chăn nuôi trang trại theo quy định.
2. Hành vi vi phạm quy định về kê khai chăn nuôi bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện kê khai;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi gian dối trong kê khai nhằm mục đích trục lợi.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi theo quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc giảm quy mô chăn nuôi cho phù hợp với khoảng cách theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Buộc di dời trang trại ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Như vậy, trường hợp thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi gian dối nhằm mục đích trục lợi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Ngoài bị phạt tiền thì người vi phạm hành chính còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Chăn nuôi trang trại Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Chăn nuôi trang trại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Điều kiện để chăn nuôi trang trại lợn?
Pháp luật
Trang trại chăn nuôi lợn đực với số lượng 200 con thì thực hiện quy mô chăn nuôi gì? Trang trại chăn nuôi lợn với quy mô vừa thì phải đáp ứng các điều kiện gì?
Pháp luật
Chăn nuôi trang trại quy mô lớn phải đáp ứng các điều kiện gì? Nội dung đánh giá điều kiện chăn nuôi trang trại quy mô lớn là gì?
Pháp luật
Chăn nuôi từ bao nhiêu đơn vị vật nuôi là chăn nuôi trang trại quy mô vừa? Chăn nuôi trang trại quy mô vừa phải đáp ứng các điều kiện nào?
Pháp luật
Cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô lớn có được phép sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi để đích kích thích sinh trưởng không?
Pháp luật
Cá nhân chăn nuôi trang trại phải đáp ứng các điều kiện về vị trí, chuồng trại chăn nuôi như thế nào?
Pháp luật
Cá nhân chăn nuôi trang trại có cần phải xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi hay không?
Pháp luật
Hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi trang trại gà với quy mô lớn bao gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
Chăn nuôi trang trại được xem là chăn nuôi với quy mô lớn hay quy mô nhỏ? Chăn nuôi trang trại với quy mô lớn phải đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Tôi muốn chăn nuôi gia cầm dưới hình thức chăn nuôi trang trại quy mô lớn thì nên làm thủ tục gì để được Nhà nước cho phép?
Pháp luật
Cá nhân kinh doanh trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ có bắt buộc có Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chăn nuôi trang trại
2,058 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chăn nuôi trang trại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chăn nuôi trang trại

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào