Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có được quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không?
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có được quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không?
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục nào?
- Phó Chánh án được thay mặt Chánh án Tòa án nhân dân tối cao lãnh đạo công tác của Tòa án khi nào?
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có được quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không?
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được quy định tại khoản 7 Điều 27 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
...
7. Trình Quốc hội phê chuẩn việc đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Thẩm phán các Tòa án khác.
8. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh theo quy định tại khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 36, khoản 1 Điều 42, khoản 1 Điều 43, khoản 1 Điều 47, khoản 1 Điều 48, khoản 1 Điều 60, khoản 1 Điều 61, khoản 1 Điều 62, khoản 1 Điều 63, khoản 1 Điều 64 của Luật này và các chức vụ trong Tòa án nhân dân tối cao, trừ các chức vụ thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức của Chủ tịch nước.
9. Quyết định luân chuyển, điều động, biệt phái Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 78, khoản 2 Điều 79 và khoản 2 Điều 80 của Luật này, trừ Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
...
Đồng thời, căn cứ Điều 72 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định:
Thủ tục phê chuẩn, bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Hồ sơ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội để xem xét, đưa ra tại phiên họp gần nhất của Quốc hội.
3. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội có trách nhiệm thẩm tra tờ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
4. Quốc hội xem xét và ra Nghị quyết phê chuẩn đề nghị việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
5. Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước ra quyết định bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Như vậy, theo quy định thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chỉ có nhiệm vụ trình Quốc hội phê chuẩn việc đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
Quốc hội sẽ xem xét và ra Nghị quyết phê chuẩn đề nghị việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước ra quyết định bổ nhiệm.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có được quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không? (Hình từ Internet)
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục nào?
Quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được quy định tại khoản 3 Điều 27 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
1. Tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân tối cao; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
2. Chủ tọa phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
3. Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án nhân dân theo quy định của luật tố tụng.
4. Trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình.
5. Chỉ đạo việc tổng kết thực tiễn xét xử, xây dựng và ban hành Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; tổng kết phát triển án lệ, công bố án lệ.
6. Chỉ đạo việc soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; ban hành hoặc phối hợp ban hành văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền theo Luật ban hành văn bản pháp luật.
...
Như vậy, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án nhân dân theo quy định của luật tố tụng.
Phó Chánh án được thay mặt Chánh án Tòa án nhân dân tối cao lãnh đạo công tác của Tòa án khi nào?
Việc lãnh đạo công tác của Tòa án được quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
1. Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được Chủ tịch nước bổ nhiệm trong số các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Nhiệm kỳ của Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước miễn nhiệm, cách chức.
2. Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án. Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm lãnh đạo công tác của Tòa án. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng.
Như vậy, theo quy định, Phó Chánh án được thay mặt Chánh án Tòa án nhân dân tối cao lãnh đạo công tác của Tòa án khi Chánh án vắng mặt và được Chánh án ủy nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?
- Quà tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính số thuế từ quà tặng?
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?