Chánh án Tòa án quân sự khu vực có quyền xử phạt và lập biên bản người cố ý tố giác về tội phạm sai sự thật cản trở hoạt động tố tụng hình sự không?
- Người cố ý tố giác về tội phạm sai sự thật cản trở hoạt động tố tụng hình sự bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chánh án Tòa án quân sự khu vực có quyền xử phạt người cố ý tố giác về tội phạm sai sự thật cản trở hoạt động tố tụng hình sự không?
- Chánh án Tòa án quân sự khu vực có quyền lập biên bản với người cố ý tố giác về tội phạm sai sự thật cản trở hoạt động tố tụng hình sự không?
Người cố ý tố giác về tội phạm sai sự thật cản trở hoạt động tố tụng hình sự bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 giải thích thì Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 4 Điều 9 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng 2022 quy định về Hành vi tố giác về tội phạm sai sự thật như sau:
Hành vi tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này:
a) Cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, người có thẩm quyền;
b) Lôi kéo, xúi giục, lừa dối, mua chuộc, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực buộc người khác tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với luật sư thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Theo quy định trên, người có hành vi cố ý tố giác về tội phạm sai sự thật thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Hành vi cố ý tố giác về tội phạm sai sự thật làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, người có thẩm quyền có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, trừ trường hợp nếu luật sư thực hiện hành vi trên thì bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Đồng thời, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi trên.
Chánh án Tòa án quân sự khu vực (Hình từ Internet)
Chánh án Tòa án quân sự khu vực có quyền xử phạt người cố ý tố giác về tội phạm sai sự thật cản trở hoạt động tố tụng hình sự không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 33 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng 2022 quy định về việc xác định thẩm quyền xử phạt của Tòa án nhân dân như sau:
Xác định thẩm quyền xử phạt của Tòa án nhân dân
1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại Điều 11, khoản 1 Điều 13, Điều 14, Điều 16, khoản 1 Điều 18, khoản 1 Điều 19, khoản 1 và khoản 2 Điều 23 của Pháp lệnh này.
2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại Điều 11, Điều 12, khoản 1 và khoản 2 Điều 13, Điều 14, khoản 1 Điều 15, Điều 16, Điều 17, khoản 1 và khoản 2 Điều 18, Điều 19, khoản 1 Điều 21, khoản 1 Điều 22, các khoản 1, 2 và 3 Điều 23 và Điều 24 của Pháp lệnh này.
3. Chánh án Tòa án quân sự khu vực xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại khoản 1 Điều 9, Điều 11, Điều 12, khoản 1 và khoản 2 Điều 13, Điều 14, khoản 1 Điều 15, các khoản 1, 2 và 3 Điều 23 và Điều 24 của Pháp lệnh này.
4. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại các điều từ Điều 11 đến Điều 24 của Pháp lệnh này.
5. Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại các điều từ Điều 9 đến Điều 15, Điều 23 và Điều 24 của Pháp lệnh này.
Theo quy định về thẩm quyền xử phạt của Tòa án nhân dân nêu trên, Chánh án Tòa án quân sự khu vực có quyền xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại khoản 1 Điều 9, cụ thể là hành vi cố ý tố giác về tội phạm sai sự thật cản trở hoạt động tố tụng hình sự.
Chánh án Tòa án quân sự khu vực có quyền lập biên bản với người cố ý tố giác về tội phạm sai sự thật cản trở hoạt động tố tụng hình sự không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng 2022 quy định về Lập biên bản vi phạm hành chính như sau:
Lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền lập biên bản về hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự bao gồm:
a) Người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 25 của Pháp lệnh này;
b) Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án, vụ việc;
c) Thẩm tra viên; Thư ký Tòa án đang thi hành công vụ, nhiệm vụ;
d) Người có thẩm quyền khác của Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.
...
Theo đó, Chánh án Tòa án quân sự khu vực có quyền xử phạt hành vi cố ý tố giác về tội phạm sai sự thật cản trở hoạt động tố tụng hình sự. Vì vậy, Chánh án Tòa án quân sự khu vực có quyền lập biên bản với người này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?