Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi thống nhất với ai?
- Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi thống nhất với ai?
- Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước ai về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Thanh tra Bộ?
- Trong lĩnh vực thanh tra, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi thống nhất với ai?
Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Tư pháp được căn cứ theo Điều 5 Nghị định 54/2014/NĐ-CP như sau
Vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Tư pháp
1. Thanh tra Bộ Tư pháp là cơ quan của Bộ Tư pháp, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật; tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra Bộ Tư pháp có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các thanh tra viên và công chức khác.
Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
Phó Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp.
3. Thanh tra Bộ Tư pháp có con dấu, tài khoản riêng.
4. Thanh tra Bộ Tư pháp có các phòng nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ được giao.
5. Thanh tra Bộ Tư pháp chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
Theo quy định nêu trên thì Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi thống nhất với ai? (Hình từ Internet)
Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước ai về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Thanh tra Bộ?
Lãnh đạo Thanh tra Bộ Tư pháp được căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 3 Quyết định 285/QĐ-BTP năm 2018 như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức:
a) Lãnh đạo Thanh tra Bộ:
Lãnh đạo Thanh tra Bộ gồm có Chánh Thanh tra và không quá 03 (ba) Phó Chánh Thanh tra.
Chánh Thanh tra chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Thanh tra Bộ.
Các Phó Chánh Thanh tra chấp hành sự chỉ đạo của Chánh Thanh tra, được Chánh Thanh tra phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra và trước pháp luật về những lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công.
...
Như vậy, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Thanh tra Bộ.
Trong lĩnh vực thanh tra, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Trong lĩnh vực thanh tra, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 16 Luật Thanh tra 2022 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ
Trong lĩnh vực thanh tra, Chánh Thanh tra Bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; lãnh đạo Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
2. Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
3. Quyết định thanh tra vụ việc có liên quan đến nhiều lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ do Bộ trưởng giao;
4. Quyết định thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Thanh tra Tổng cục, Cục, của cơ quan khác thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; vụ việc thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ đã có kết luận của Thanh tra sở nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật qua xem xét, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
5. Xử phạt vi phạm hành chính hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
...
8. Xem xét, xử lý những vấn đề liên quan đến công tác thanh tra chuyên ngành mà Chánh Thanh tra sở không nhất trí với Giám đốc sở, Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục không nhất trí với Tổng Cục trưởng, Cục trưởng; trường hợp Giám đốc sở, Tổng Cục trưởng, Cục trưởng không đồng ý với việc xử lý thì Chánh Thanh tra Bộ báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định;
9. Kiến nghị Bộ trưởng đình chỉ theo thẩm quyền việc thi hành quyết định trái pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ được phát hiện qua thanh tra;
10. Kiến nghị Bộ trưởng giải quyết vấn đề liên quan đến công tác thanh tra;
11. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ, hủy bỏ hoặc bãi bỏ quy định trái pháp luật được phát hiện qua thanh tra;
12. Kiến nghị Bộ trưởng xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức khác xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình? Tải mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình ở đâu?
- Thời hạn nộp thuế môn bài 2025 khi nào? Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế môn bài được quy định như thế nào?
- Từ năm 2025, điều khiển xe gắn máy không bật đèn từ 18 giờ đến 6 giờ sáng có thể phạt đến 400.000 đồng? Lưu ý khi sử dụng đèn?
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?