Chấp hành viên là cậu ruột với người phải thi hành án dân sự thì đương sự có thể yêu cầu thay đổi không?

Tôi có thắc mắc là trường hợp Chấp hành viên là cậu ruột với người phải thi hành án dân sự thì đương sự có thể yêu cầu thay đổi không? Nếu có thì thủ tục yêu cầu thay đổi Chấp hành viên được thực hiện như thế nào? - câu hỏi của anh Giàu (Vĩnh Long)

Chấp hành viên là cậu ruột với người phải thi hành án dân sự thì đương sự có thể yêu cầu thay đổi không?

Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định về việc yêu cầu thay đổi Chấp hành viên dân sự như sau:

Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên
1. Đương sự có quyền yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp sau đây:
a) Thuộc trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 21 Luật Thi hành án dân sự;
b) Chấp hành viên đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng trong cùng vụ án đó;
c) Chấp hành viên chậm trễ giải quyết việc thi hành án;
d) Có căn cứ khác cho rằng Chấp hành viên không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
...

Dẫn chiếu theo khoản 5 Điều 21 Luật Thi hành án dân sự 2008 có quy định về các trường hợp không được đảm nhiệm chấp hành viên thi hành án dân sự như sau:

Những việc Chấp hành viên không được làm
...
5. Thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người sau đây:
a) Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;
b) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên;
c) Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
...

Như vậy, đối với trường hợp Chấp hành viên là cậu ruột với người phải thi hành án dân sự thì đương sự có thể yêu cầu thay đổi Chấp hành viên.

Thủ tục yêu cầu thay đổi Chấp hành viên được thực hiện như thế nào?

Theo khoản 2, khoản 3 Điều 10 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định về việc yêu cầu thay đổi Chấp hành viên dân sự như sau:

Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên
...
2. Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên phải được lập thành văn bản và gửi Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự đang thụ lý vụ việc, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc yêu cầu thay đổi Chấp hành viên. Trường hợp Chấp hành viên đang thi hành vụ việc là Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thì đương sự gửi văn bản đến Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự cấp trên trực tiếp.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu thay đổi Chấp hành viên, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc cơ quan quản lý thi hành án dân sự cấp trên phải xem xét, quyết định thay đổi Chấp hành viên; trường hợp không có căn cứ thay đổi Chấp hành viên thì trả lời bằng văn bản cho người đã có yêu cầu thay đổi Chấp hành viên và nêu rõ lý do.

Như vậy, thủ tục yêu cầu thay đổi Chấp hành viên được thực hiện như sau:

- Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên phải được lập thành văn bản và gửi Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự đang thụ lý vụ việc, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc yêu cầu thay đổi Chấp hành viên.

Trường hợp Chấp hành viên đang thi hành vụ việc là Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thì đương sự gửi văn bản đến Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự cấp trên trực tiếp.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu thay đổi Chấp hành viên, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc cơ quan quản lý thi hành án dân sự cấp trên phải xem xét, quyết định thay đổi Chấp hành viên.

Trường hợp không có căn cứ thay đổi Chấp hành viên thì trả lời bằng văn bản cho người đã có yêu cầu thay đổi Chấp hành viên và nêu rõ lý do.

thay đổi Chấp hành viên

Chấp hành viên là cậu ruột với người phải thi hành án dân sự thì đương sự có thể yêu cầu thay đổi không? (Hình từ Internet)

Chấp hành viên có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?

Theo Điều 20 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định Chấp hành viên có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên
1. Kịp thời tổ chức thi hành vụ việc được phân công; ra các quyết định về thi hành án theo thẩm quyền.
2. Thi hành đúng nội dung bản án, quyết định; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; thực hiện nghiêm chỉnh chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Chấp hành viên.
3. Triệu tập đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án.
4. Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án.
5. Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án; lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án; thu giữ tài sản thi hành án.
6. Yêu cầu cơ quan Công an tạm giữ người chống đối việc thi hành án theo quy định của pháp luật.
7. Lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm.
8. Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài sản đã chi trả cho đương sự không đúng quy định của pháp luật, thu phí thi hành án và các khoản phải nộp khác.
9. Được sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định của Chính phủ.
10. Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.
Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chấp hành viên phải tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án và được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín.
Chấp hành viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Yêu cầu Chấp hành viên chứng kiến thỏa thuận thì phải chịu phí thi hành án
Pháp luật
Bảng lương Chấp hành viên Thi hành án dân sự 2024 mới nhất sau khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng ra sao?
Pháp luật
Chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự có nhiệm vụ hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án đối với những đối tượng nào?
Pháp luật
Công chức dự thi nâng ngạch Chấp hành viên cao cấp có bắt buộc phải là Chấp hành viên trung cấp hay không?
Pháp luật
Chấp hành viên cao cấp có được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề không? Nếu có mức hưởng bao nhiêu?
Pháp luật
Chấp hành viên cao cấp cơ quan thi hành án dân sự có được phép hướng dẫn nghiệp vụ đối với chấp hành viên trung cấp hay không?
Pháp luật
Chấp hành viên trung cấp cơ quan thi hành án dân sự có được phép hướng dẫn nghiệp vụ đối với chấp hành viên sơ cấp hay không?
Pháp luật
Bài thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp là trắc nghiệm hay tự luận? Điểm bài thi sẽ được tính như thế nào?
Pháp luật
Từ ngày 18/05/2024 chấp hành viên thi hành án dân sự cần phải đáp ứng những bằng cấp nào theo quy định mới nhất?
Pháp luật
Người từng là chấp hành viên thi hành án dân sự có thể được bổ nhiệm làm hòa giải viên trong trường hợp nào?
Pháp luật
Người đang là Thẩm phán thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên thi hành án dân sự hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chấp hành viên
510 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chấp hành viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chấp hành viên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào