Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm là gì? Cần đáp ứng các điều kiện gì để có thể sử dụng chất hỗ trợ chế biến thực phẩm?

Hiện tại cơ sở sản xuất của tôi tăng quy mô nên có tìm hiểu về chất hỗ trợ trong chế biến thực phẩm để tăng hương vị cho sản phẩm tuy nhiên tôi không biết việc sử dụng chất này có cần đáp ứng điều kiện gì không? Câu hỏi của anh Trí (Hà Nội).

Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm là gì?

Căn cứ Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm là chất được chủ định sử dụng trong quá trình chế biến nguyên liệu thực phẩm hay các thành phần của thực phẩm nhằm thực hiện mục đích công nghệ, có thể được tách ra hoặc còn lại trong thực phẩm.
...

Chiếu theo quy định này thì chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được hiểu là chất được chủ định sử dụng trong quá trình chế biến nguyên liệu thực phẩm hay các thành phần của thực phẩm nhằm thực hiện mục đích công nghệ, có thể được tách ra hoặc còn lại trong thực phẩm.

Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm là gì? Cần đáp ứng các điều kiện gì để có thể sử dụng chất hỗ trợ chế biến thực phẩm?

Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm là gì? Cần đáp ứng các điều kiện gì để có thể sử dụng chất hỗ trợ chế biến thực phẩm? (hình từ Internet)

Cần đáp ứng các điều kiện gì để có thể sử dụng chất hỗ trợ chế biến thực phẩm?

Căn cứ Điều 26 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định như sau:

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng dùng để chế biến thực phẩm
...
2. Vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được sử dụng phải tuân thủ quy định tại Điều 13 và Điều 17 của Luật này.

Dẫn chiếu đến Điều 13 Luật An toàn thực phẩm 2010 và Điều 17 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định như sau:

Điều 13. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng
1. Tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật này.
2. Nguyên liệu ban đầu tạo nên thực phẩm phải bảo đảm an toàn và giữ nguyên các thuộc tính vốn có của nó; các nguyên liệu tạo thành thực phẩm không được tương tác với nhau để tạo ra các sản phẩm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người.
3. Chỉ được tăng cường vi chất dinh dưỡng là vitamin, chất khoáng, chất vi lượng vào thực phẩm với hàm lượng bảo đảm không gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người và thuộc Danh mục theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Điều 17. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
1. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
2. Có hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn hoặc tài liệu đính kèm trong mỗi đơn vị sản phẩm bằng tiếng Việt và ngôn ngữ khác theo xuất xứ sản phẩm.
3. Thuộc Danh mục phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được phép sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
4. Đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường.
Chính phủ quy định cụ thể việc đăng ký bản công bố hợp quy và thời hạn của bản đăng ký công bố hợp quy đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.

Chiếu theo quy định này thì chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cần đáp ứng các điều kiện sau:

- Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.

- Có hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn hoặc tài liệu đính kèm trong mỗi đơn vị sản phẩm bằng tiếng Việt và ngôn ngữ khác theo xuất xứ sản phẩm.

- Thuộc Danh mục phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được phép sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

- Đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường.

Những hành vi nào bị cấm trong việc sử dụng chất hỗ trợ chế biến thực phẩm?

Căn cứ Điều 5 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định như sau:

Những hành vi bị cấm
1. Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm.
2. Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến thực phẩm.
3. Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
4. Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
5. Sản xuất, kinh doanh:
a) Thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
b) Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
c) Thực phẩm bị biến chất;
d) Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép;
đ) Thực phẩm có bao gói, đồ chứa đựng không bảo đảm an toàn hoặc bị vỡ, rách, biến dạng trong quá trình vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm;
e) Thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu;
g) Thực phẩm không được phép sản xuất, kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh;
h) Thực phẩm chưa được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực phẩm đó thuộc diện phải được đăng ký bản công bố hợp quy;
i) Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng.

Đối chiếu với quy định này thì các hành vi sau là hành vi bị cấm trong việc sử dụng chất hỗ trợ chế biến thực phẩm:

- Sử dụng chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng;

- Sử dụng chất hỗ trợ chế biến thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng;

- Sử dụng chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép;

- Sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chỉ được đưa về kho bảo quản chờ hoàn thành việc thông quan khi nào?
Pháp luật
Có được tự công bố chất hỗ trợ chế biến thực phẩm hay không? Trường hợp nào chất hỗ trợ chế biến thực phẩm phải đăng ký bản công bố?
Pháp luật
Những chất hỗ trợ chế biến thực phẩm nào được phép sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo Thông tư 17/2023/TT-BYT?
Pháp luật
Sử dụng chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa kim loại nặng thì đầu bếp bị phạt đến 100.000.000 đồng đúng không?
Pháp luật
Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm là gì? Cần đáp ứng các điều kiện gì để có thể sử dụng chất hỗ trợ chế biến thực phẩm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
6,542 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào