Chất kích thích là gì? Phạm tội trong trạng thái sử dụng chất kích thích thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Chất kích thích là gì? Phạm tội trong trạng thái sử dụng chất kích thích thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Người sử dụng chất kích thích sau đó gây thiệt hại cho người khác thì có phải bồi thường không?
- Trẻ em sử dụng chất kích thích sau đó gây thiệt hại cho người khác thì ai có trách nhiệm bồi thường?
Chất kích thích là gì? Phạm tội trong trạng thái sử dụng chất kích thích thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Chất kích thích là một thuật ngữ mang tính tổng hợp, bao gồm nhiều loại hoạt chất làm tăng hoạt động của hệ thần kinh trung ương và cơ thể.
Các chất kích thích được sử dụng phổ biến như rượu, bia, thuốc lá. Ngoài ra, còn có các loại ma túy, cỏ mỹ, cần sa,…
Theo Điều 13 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác như sau:
Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác
Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo quy định trên, người phạm tội trong trạng thái sử dụng chất kích thích vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình.
Chất kích thích (Hình từ Internet)
Người sử dụng chất kích thích sau đó gây thiệt hại cho người khác thì có phải bồi thường không?
Theo Điều 13 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại như sau:
Bồi thường thiệt hại
Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người dùng chất kích thích gây ra được quy định tại Điều 596 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra
1. Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.
2. Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Theo đó, người sử dụng chất kích thích sau đó gây thiệt hại cho người khác thì vẫn phải bồi thường thiệt hại cho người đó.
Trường hợp một người cố ý dùng chất kích thích làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Trẻ em sử dụng chất kích thích sau đó gây thiệt hại cho người khác thì ai có trách nhiệm bồi thường?
Quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân tại Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Như vậy, trẻ em sử dụng chất kích thích sau đó gây thiệt hại cho người khác thì người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định như sau:
+ Trường hợp trẻ em chưa đủ 15 tuổi: nếu còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà trẻ này có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
+ Trường hợp trẻ em từ đủ 15 tuổi trở lên: phải bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình. Nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
Lưu ý: trường hợp trẻ em này có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của trẻ để bồi thường thiệt hại.
Nếu trẻ em không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình. Người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc về một câu chuyện lớp 5? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?