Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, ví dụ về lượng?
Chất là gì? Lượng là gì?
Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác.
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật.
Ví dụ về chất, ví dụ về lượng?
- Nước đun nóng:
+ Lượng: Khi nhiệt độ tăng dần (thay đổi về lượng) từ 0°C đến 100°C, nước vẫn ở thể lỏng.
+ Chất: Nhưng khi đạt 100°C, nước bất ngờ chuyển sang thể hơi (thay đổi về chất).
- Học tập kiến thức:
+ Lượng: Việc tích lũy kiến thức hàng ngày (thay đổi về lượng)
+ Chất: sẽ dẫn đến sự hiểu biết sâu sắc và khả năng vận dụng linh hoạt (thay đổi về chất).
- Phát triển xã hội:
+ Lượng: Sự tích lũy về công nghệ, kinh tế (thay đổi về lượng)
+ Chất: những bước nhảy vọt trong phát triển xã hội như cách mạng công nghiệp (thay đổi về chất).
- Sự phát triển của kim loại:
+ Lượng: Khi nhiệt độ của kim loại đồng tăng dần.
+ Chất: Đồng sẽ chuyển từ thể rắn sang thể lỏng khi nhiệt độ đạt 1083°C và từ thể lỏng sang thể khí khi nhiệt độ đạt 2880°C.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất
+ Bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa mặt chất và mặt lượng. Chúng tác động qua lại lẫn nhau. Trong sự vật, quy định về lượng không bao giờ tồn tại, nếu không có tính quy định về chất và ngược lại.
+ Sự phát triển của bất cứ sự vật nào cũng bắt đầu từ sự tích luỹ về lượng trong độ nhất định cho tới điểm nút để thực hiện bước nhảy về chất. Song điểm nút của quá trình ấy không cố định mà có thể có những thay đổi. Sự thay đổi ấy do tác động của những điều kiện khách quan và chủ quan quy định.
- Những thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng
+ Chất mới của sự vật ra đời sẽ tác động trở lại lượng của sự vật. Sự tác động ấy thể hiện: chất mới có thể làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật
+ Không chỉ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất mà những thay đổi về chất cũng đã dẫn đến những thay đổi về lượng.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, ví dụ về lượng? Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất? (Hình từ internet)
Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
Theo Điều 5 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 quy định nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa như sau:
- Chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quản lý trên cơ sở tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Căn cứ vào khả năng gây mất an toàn, sản phẩm, hàng hóa được quản lý như sau:
+ Sản phẩm, hàng hóa nhóm 1 được quản lý chất lượng trên cơ sở tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng;
+ Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được quản lý chất lượng trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng.
+ Chính phủ quy định cụ thể việc ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2.
- Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa là trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh nhằm bảo đảm an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường; nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam.
- Quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhằm thực thi các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
+ Hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải bảo đảm minh bạch, khách quan, không phân biệt đối xử về xuất xứ hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa, phù hợp với thông lệ quốc tế, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
Những hành vi nào bị nghiêm cấm về hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa?
Theo Điều 8 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 quy định như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm
...
10. Che giấu thông tin về khả năng gây mất an toàn của sản phẩm, hàng hóa đối với người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.
11. Sản xuất, chế biến sản phẩm, hàng hóa bằng nguyên liệu, vật liệu cấm sử dụng để sản xuất, chế biến sản phẩm, hàng hóa đó.
12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa để cản trở bất hợp pháp, gây phiền hà, sách nhiễu đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân hoặc bao che hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
13. Lợi dụng hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa để gây phương hại cho lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Như vậy, những hành vi bị nghiêm cấm về hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa bao gồm:
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa để cản trở bất hợp pháp, gây phiền hà, sách nhiễu đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân hoặc bao che hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Lợi dụng hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa để gây phương hại cho lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?