Chất lỏng chống cháy phải đáp ứng những yêu cầu nào? Việc phân loại chất lỏng chống cháy được quy định thế nào?
Chất lỏng chống cháy phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13621:2023 (ISO 7745:2010), chất lỏng chống cháy phải đáp ứng những yêu cầu sau:
(1) Yêu cầu chung
Để hệ thống thủy lực hoạt động tốt, chất lỏng chống cháy phải có các tính chất và đặc tính phù hợp với yêu cầu của hệ thống thủy lực. Ngược lại, nếu thấy có nguy cơ cháy nổ xảy ra thì cần phải giới hạn phạm vi các loại chất lỏng có thể sử dụng, các bộ phận của hệ thống thủy lực phải được thiết kế để chạy được với loại chất lỏng chống cháy đã chọn.
(2) Độ nhớt
Chất lỏng phải đủ nhớt ở mọi nhiệt độ làm việc để ngăn ngừa rò rỉ không mong muốn qua các khe hở làm việc ở những nơi có chênh lệch áp suất. Khi chất lỏng đã chọn có độ nhớt rất thấp, thì các bộ phận của hệ thống thủy lực phải được lựa chọn, được thiết kế thích hợp để sử dụng được với các chất lỏng như vậy.
Tuy nhiên, chất lỏng chức năng phải có độ nhớt đủ thấp ở mọi nhiệt độ làm việc để dễ dàng chảy qua hệ thống thủy lực và để thích ứng với các thay đổi nhanh chóng về vận tốc và áp suất.
(3) Bôi trơn
Chất lỏng phải có đủ độ nhớt và có màng bôi trơn đủ bền để bôi trơn hiệu quả các bộ phận làm việc của hệ thống thủy lực trong dải nhiệt độ làm việc của hệ thống thủy lực đó ở cả hai điều kiện bôi trơn gồm bôi trơn thủy động lực và bôi trơn ranh giới (bôi trơn màng mỏng). Trong trường hợp chất lỏng được chọn có độ nhớt rất thấp và các đặc tính bôi trơn thích hợp của nó chưa được đảm bảo bởi các phụ gia thì các bộ phận của hệ thống thủy lực phải được lựa chọn sao cho đáp ứng vận hành với chất lỏng đó.
(4) Khả năng tương thích
Chất lỏng phải tương thích với các vật liệu kết cấu được sử dụng trong hệ thống thủy lực và không bị ăn mòn. Nếu cần, phải liên hệ với nhà sản xuất hệ thống thủy lực hoặc nhà sản xuất các linh kiện liên quan để được hướng dẫn.
(5) Tính ổn định hóa học và nhiệt
Độ ổn định nhiệt, ổn định oxy hóa và độ bền thủy phân của chất lỏng phải đạt để đảm bảo cho hệ thống thủy lực vận hành an toàn và đáng tin cậy. Tuổi thọ của chất lỏng liên quan chặt chẽ đến nhiệt độ của nó trong bồn cấp cũng như liên quan đến tính hiệu quả của việc lưu trữ chất lỏng và liên quan đến việc kiểm soát thành công sự nhiễm bẩn trong chất lỏng.
(6) Thoát khí và tạo bọt: Chất lỏng phải dễ dàng giải phóng không khí bị cuốn theo và không tạo ra bọt ổn định.
(7) Tính ổn định cắt: Chất lỏng phải có độ bền chống cắt, nghĩa là độ nhớt của nó không được thể hiện sự thay đổi lâu dài đáng kể do chịu lực gây cắt trong hệ thống thủy lực.
Chất lỏng chống cháy (Hình từ Internet)
Việc phân loại chất lỏng chống cháy được quy định thế nào?
Theo Bảng 1 tiết 6.1.2 tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13621:2023 (ISO 7745:2010), chất lỏng chống cháy được phân thành những loại sau:
- Nhũ tương dầu trong nước (HFAE): Hàm lượng nước ≥ 95 % thể tích. Dải nhiệt độ vận hành: +5 °C đến +50 °C.
- Dung dịch hoá chất trong nước (HFAS): Hàm lượng nước ≥ 95 % thể tích. Dải nhiệt độ vận hành: +5 °C đến +50 °C.
- Nhũ tương nước trong dầu (HFB): Thường chứa ít nhất 40 % phần khối lượng nước. Dải nhiệt độ vận hành: +5 °C đến +50 °C.
- Dung dịch polyme trong nước (HFC):Thường chứa hơn 35 % phần khối lượng nước trong hỗn hợp glycol và polyglycols. Dải nhiệt độ vận hành: -20 °C đến +50 °C.
- Chất lỏng tổng hợp không chứa nước (HFDR): Chứa phosphat este. Dải nhiệt độ vận hành: -20 °C đến +70 °C hoặc đến +150°C.
- Chất lỏng tổng hợp không chứa nước (HFDU): Chứa các chất lỏng khác không phải phosphat este. Dải nhiệt độ vận hành: -20 °C đến +70 °C hoặc đến +150 °C.
Phiếu an toàn hóa chất phải có sẵn cho mỗi chất lỏng chống cháy đúng không?
Quy định về phiếu an toàn hóa chất được quy định tại tiểu mục 9.1 Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13621:2023 (ISO 7745:2010) như sau:
Sử dụng, xử lý và vận chuyển
9.1 Phiếu an toàn hóa chất
Hình thức và nội dung của thông tin an toàn được công bố được quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Theo đó, phiếu an toàn hóa chất (viết tắt tiếng Anh là MSDS hoặc SDS) phải có sẵn cho mỗi chất lỏng chống cháy. Các tài liệu này phải sẵn có cho tất cả nhân viên có thể tiếp xúc với chất lỏng trong quá trình vận chuyển, xử lý, gạn, trộn (nếu thích hợp), bảo trì hệ thống và lấy mẫu.
Phiếu an toàn hóa chất phải bao gồm các thông tin liên quan đến:
- nhận dạng sản phẩm và nhà sản xuất;
- chi tiết về địa chỉ liên hệ của nhà sản xuất;
- thành phần và thông tin về các thành phần;
- các biện pháp sơ cứu;
- các biện pháp chữa cháy;
- các biện pháp ứng phó sự cố;
- xử lý và bảo quản;
- kiểm soát phơi nhiễm và bảo vệ cá nhân.
Khi thông tin bắt buộc không được liệt kê, cần liên hệ với nhà cung cấp chất lỏng.
...
Như vậy, phiếu an toàn hóa chất phải có sẵn cho mỗi chất lỏng chống cháy.
Các tài liệu này phải sẵn có cho tất cả nhân viên có thể tiếp xúc với chất lỏng trong quá trình vận chuyển, xử lý, gạn, trộn (nếu thích hợp), bảo trì hệ thống và lấy mẫu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?