Chất lượng của măng tây tươi cần phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu nào? Măng tây tươi trong mỗi bó trong cùng bao bì có cần phải đồng đều không?
Chất lượng của măng tây tươi cần phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu nào?
Căn cứ tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11410:2016 quy định về yêu cầu tối thiểu của măng tây tươi như sau:
Yêu cầu về chất lượng
2.1 Yêu cầu tối thiểu
Trong tất cả các hạng, tùy theo yêu cầu cụ thể cho từng hạng và dung sai cho phép, măng tây tươi phải:
- nguyên vẹn;
- lành lặn, không bị dập nát hoặc hư hỏng đến mức không phù hợp cho sử dụng;
- sạch, hầu như không có bất kỳ tạp chất lạ nào nhìn thấy được bằng mắt thường;
- hầu như không có côn trùng ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài của sản phẩm;
- hầu như không bị hư hỏng bởi dịch hại;
- không bị ẩm bất thường bên ngoài, trừ khi bị ngưng tụ nước do vừa đưa ra khỏi môi trường bảo quản lạnh;
- không có bất kỳ mùi và/hoặc vị lạ nào;
- hình thức bên ngoài tươi và có mùi tươi tự nhiên;
- hầu như không bị thâm;
- không bị hư hỏng do việc ngâm hoặc rửa không phù hợp.
Vết cắt ở gốc càng sạch càng tốt.
Ngoài ra, phần gốc không được có lỗ, vết nứt, bị tách vỏ cũng như bị gẫy. Sau khi thu hoạch sản phẩm thường có vết nứt nhỏ, tuy nhiên, vẫn có thể chấp nhận được nếu chiều dài vết nứt không vượt quá giới hạn quy định trong 4.1.
2.1.1 Mức độ phát triển và tình trạng của măng tây tươi phải:
- chịu được vận chuyển và bốc dỡ; và
- đến nơi tiêu thụ với trạng thái tốt.
...
Theo đó, chất lượng của măng tây tươi cần phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau đây:
- Nguyên vẹn;
- Lành lặn, không bị dập nát hoặc hư hỏng đến mức không phù hợp cho sử dụng;
- Sạch, hầu như không có bất kỳ tạp chất lạ nào nhìn thấy được bằng mắt thường;
- Hầu như không có côn trùng ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài của sản phẩm;
- Hầu như không bị hư hỏng bởi dịch hại;
- Không bị ẩm bất thường bên ngoài, trừ khi bị ngưng tụ nước do vừa đưa ra khỏi môi trường bảo quản lạnh;
- Không có bất kỳ mùi và/hoặc vị lạ nào;
- Hình thức bên ngoài tươi và có mùi tươi tự nhiên;
- Hầu như không bị thâm;
- Không bị hư hỏng do việc ngâm hoặc rửa không phù hợp.
- Vết cắt ở gốc càng sạch càng tốt.
- Ngoài ra, phần gốc không được có lỗ, vết nứt, bị tách vỏ cũng như bị gẫy. Sau khi thu hoạch sản phẩm thường có vết nứt nhỏ, tuy nhiên, vẫn có thể chấp nhận được nếu chiều dài vết nứt không vượt quá giới hạn quy định trong 4.1.
Mức độ phát triển và tình trạng của măng tây tươi phải:
- Chịu được vận chuyển và bốc dỡ; và đến nơi tiêu thụ với trạng thái tốt.
Măng tây tươi (Hình từ Internet)
Dung sai về kích cỡ của măng tây tươi được quy định ra sao?
Căn cứ tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11410:2016 quy định dung sai về kích cỡ của măng tây tươi như sau:
Yêu cầu về dung sai
Cho phép dung sai về chất lượng và kích cỡ gốc trong mỗi bao gói kiểm tra đối với sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu của mỗi hạng quy định.
...
4.2 Dung sai về kích cỡ
Đối với tất cả các hạng, cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng gốc không tương ứng với kích cỡ và độ lệch theo các giới hạn quy định với độ lệch về chiều dài tối đa là 1 cm.
Đối với tất cả các hạng cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng gốc không tương ứng với kích cỡ và độ lệch theo các giới hạn quy định với độ lệch về đường kính tối đa là 2 mm. Không cho phép có đường kính nhỏ hơn 3 mm.
Như vậy, dung sai về kích cỡ của măng tây tươi đối với tất cả các hạng, cho phép 10% số lượng hoặc khối lượng gốc không tương ứng với kích cỡ và độ lệch theo các giới hạn quy định với độ lệch về chiều dài tối đa là 1cm.
Đối với tất cả các hạng của măng tây tươi cho phép 10% số lượng hoặc khối lượng gốc không tương ứng với kích cỡ và độ lệch theo các giới hạn quy định với độ lệch về đường kính tối đa là 2mm. Không cho phép có đường kính nhỏ hơn 3mm.
Măng tây tươi trong mỗi bó trong cùng bao bì có cần phải đồng đều không?
Căn cứ tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11410:2016 quy định như sau:
Yêu cầu về cách trình bày
5.1 Độ đồng đều
Lượng măng tây tươi chứa trong mỗi bao gói, mỗi đơn vị bao gói hoặc mỗi bó trong cùng bao bì phải đồng đều và chỉ gồm các gốc có cùng kích cỡ (nếu phân loại theo kích cỡ), nhóm màu sắc, chất lượng và nguồn gốc.
Tuy nhiên, đối với màu sắc, gốc thuộc các nhóm màu khác nhau có thể cho phép trong các giới hạn sau:
a) măng tây trắng: 10 % theo số lượng hoặc khối lượng của măng tây tím trong hạng đặc biệt và hạng I và 15 % trong hạng II.
b) măng tây tím, tím/xanh và xanh: 10 % theo số lượng hoặc khối lượng của măng tây của nhóm có màu khác.
Trong trường hợp hạng II, cho phép lẫn măng tây trắng và tím với điều kiện là được đánh dấu thích hợp.
Phần quan sát được của sản phẩm có trong bao gói, đơn vị bao gói hoặc bó măng tây tươi phải đại diện cho toàn bộ bao gói.
...
Theo đó, măng tây tươi trong mỗi bó trong cùng bao bì phải đồng đều và chỉ gồm các gốc có cùng kích cỡ (nếu phân loại theo kích cỡ), nhóm màu sắc, chất lượng và nguồn gốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ô tô chạy quá tốc độ trên 35km/h bị phạt bao nhiêu 2025? Lỗi ô tô chạy quá tốc độ trên 35km/h bị trừ bao nhiêu điểm?
- Kịch bản chương trình Đại hội chi bộ không có cấp ủy? Kịch bản chi tiết Đại hội chi bộ không có cấp ủy?
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng đối với nhà thầu là tổ chức nước ngoài mới nhất như thế nào?
- Mục đích giảm 20% công chức viên chức hưởng lương ngân sách khi sắp xếp bộ máy tại Công văn 31 hướng dẫn Nghị định 178?
- Các ngày lễ tình yêu trong năm 2025? 1 năm có bao nhiêu ngày lễ tình yêu? Nam nữ bao nhiêu tuổi đủ tuổi kết hôn 2025?