Chất lượng của măng tây tươi hạng I được quy định ra sao? Măng tây tươi hạng I trong mỗi bao gói có cần phải cùng kích cỡ không?
Chất lượng của măng tây tươi hạng I được quy định ra sao?
Theo quy định tại tiết 2.2.2 tiểu mục 2.2 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11410:2016 quy định như sau:
Yêu cầu về chất lượng
...
2.2 Phân hạng
Măng tây tươi được phân thành ba hạng như sau:
...
2.2.2 Hạng I
Măng tây tươi thuộc hạng này phải có chất lượng và hình thức đẹp, có thể hơi bị cong. Chúng phải có đặc tính đặc trưng cho nhóm, ngọn phải chắc.
Cho phép có vết muội nhẹ do vi sinh vật không gây bệnh gây ra, có thể loại bỏ bằng cách tước vỏ thông thường.
Đối với nhóm măng tây trắng, có thể có màu hồng nhạt trên ngọn và phần gốc.
Măng tây xanh phải có màu xanh chiếm ít nhất 80 % chiều dài búp.
Đối với nhóm măng tây trắng thuộc hạng này không cho phép gốc bị xơ cứng. Đối với các nhóm khác, có thể cho phép có vết xơ cứng ở phần gốc, miễn là có thể loại bỏ phần xơ cứng này bằng cách tước vỏ thông thường.
Vết cắt ở gốc phải càng vuông góc với thân càng tốt.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, chất lượng măng tây tươi hạng I phải có chất lượng và hình thức đẹp, có thể hơi bị cong. Chúng phải có đặc tính đặc trưng cho nhóm, ngọn phải chắc.
Cho phép có vết muội nhẹ do vi sinh vật không gây bệnh gây ra, có thể loại bỏ bằng cách tước vỏ thông thường.
Đối với nhóm măng tây trắng, có thể có màu hồng nhạt trên ngọn và phần gốc. Măng tây xanh phải có màu xanh chiếm ít nhất 80% chiều dài búp.
Đối với nhóm măng tây trắng thuộc hạng này không cho phép gốc bị xơ cứng. Đối với các nhóm khác, có thể cho phép có vết xơ cứng ở phần gốc, miễn là có thể loại bỏ phần xơ cứng này bằng cách tước vỏ thông thường.
Vết cắt ở gốc phải càng vuông góc với thân càng tốt.
Chất lượng của măng tây tươi hạng I được quy định ra sao? Măng tây tươi hạng I trong mỗi bao gói có cần phải cùng kích cỡ không? (Hình từ Internet)
Dung sai về chất lượng măng tây tươi hạng I trong mỗi bao gói không đáp ứng yêu cầu hạng đó bao nhiêu phần trăm?
Theo quy định tại tiết 4.1.2 tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11410:2016 quy định như sau:
Yêu cầu về dung sai
Cho phép dung sai về chất lượng và kích cỡ gốc trong mỗi bao gói kiểm tra đối với sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu của mỗi hạng quy định.
4.1 Dung sai về chất lượng
...
4.1.2 Hạng I
Cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng măng tây tươi không đáp ứng các yêu cầu của hạng I, nhưng đạt chất lượng hạng II hoặc nằm trong giới hạn dung sai cho phép của hạng đó hoặc có vết nứt nhẹ đã lành sau khi thu hoạch.
4.1.3 Hạng II
Cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng măng tây tươi không đáp ứng các yêu cầu của hạng II cũng như các yêu cầu tối thiểu, nhưng không có gốc bị thối hoặc bất kỳ hư hỏng nào khác dẫn đến không thích hợp cho việc sử dụng.
Ngoài ra, cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng gốc rỗng hoặc măng tây có vết nứt rất nhẹ do rửa.
Không cho phép có gốc rỗng lớn hơn 15 % trong từng bao gói hoặc từng bó.
...
Theo đó, dung sai về chất lượng măng tây tươi hạng I trong mỗi bao gói cho phép 10% số lượng hoặc khối lượng măng tây tươi không đáp ứng các yêu cầu của hạng I, nhưng đạt chất lượng hạng II hoặc nằm trong giới hạn dung sai cho phép của hạng đó hoặc có vết nứt nhẹ đã lành sau khi thu hoạch.
Măng tây tươi hạng I trong mỗi bao gói có cần phải cùng kích cỡ không?
Căn cứ tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11410:2016 quy định như sau:
Yêu cầu về cách trình bày
5.1 Độ đồng đều
Lượng măng tây tươi chứa trong mỗi bao gói, mỗi đơn vị bao gói hoặc mỗi bó trong cùng bao bì phải đồng đều và chỉ gồm các gốc có cùng kích cỡ (nếu phân loại theo kích cỡ), nhóm màu sắc, chất lượng và nguồn gốc.
Tuy nhiên, đối với màu sắc, gốc thuộc các nhóm màu khác nhau có thể cho phép trong các giới hạn sau:
a) măng tây trắng: 10 % theo số lượng hoặc khối lượng của măng tây tím trong hạng đặc biệt và hạng I và 15 % trong hạng II.
b) măng tây tím, tím/xanh và xanh: 10 % theo số lượng hoặc khối lượng của măng tây của nhóm có màu khác.
Trong trường hợp hạng II, cho phép lẫn măng tây trắng và tím với điều kiện là được đánh dấu thích hợp.
Phần quan sát được của sản phẩm có trong bao gói, đơn vị bao gói hoặc bó măng tây tươi phải đại diện cho toàn bộ bao gói.
...
Như vậy, lượng măng tây tươi hạng I chứa trong mỗi bao gói, mỗi đơn vị bao gói hoặc mỗi bó trong cùng bao bì phải đồng đều và chỉ gồm các gốc có cùng kích cỡ (nếu phân loại theo kích cỡ), nhóm màu sắc, chất lượng và nguồn gốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đối tượng áp dụng Nghị định 179/2024/NĐ-CP về thu hút nhân tài? Tiêu chuẩn, điều kiện áp dụng chính sách này?
- Thông tư hướng dẫn Nghị định 73 về khen thưởng mới nhất? Nghị định 73 về khen thưởng áp dụng đối với ai?
- Điều kiện đối với ngân hàng mẹ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài là gì? Thời hạn gửi báo cáo tài chính hằng năm của ngân hàng mẹ?
- Sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện: Đặt tên đơn vị hành chính cấp huyện sau sáp nhập thế nào?
- Đưa thông tin sai sự thật về việc bãi bỏ Nghị định 168 về xử phạt vi phạm giao thông bị phạt thế nào?