Chất lượng của me ngọt quả tươi hạng đặc biệt và bao gói sản phẩm không dùng để bán lẻ được quy định thế nào?
Chất lượng của me ngọt quả tươi hạng đặc biệt được quy định như thế nào?
Căn cứ tiết 2.2.3 tiểu mục 2.2 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12358:2018 quy định chất lượng của me ngọt quả tươi hạng đặc biệt như sau:
Yêu cầu về chất lượng
...
2.2 Phân hạng
Me ngọt quả tươi được phân thành ba hạng như sau:
2.2.1 Hạng “đặc biệt”
Me ngọt quả tươi thuộc hạng này phải có chất lượng cao nhất, không có các khuyết tật miễn là không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày sản phẩm trong bao bì.
2.2.2 Hạng I
Me ngọt quả tươi thuộc hạng này phải có chất lượng tốt. Tuy nhiên cho phép có các khuyết tật sau miễn là không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày sản phẩm trong bao bì:
- tương đối không đồng đều về hình dạng;
- hơi khác nhau về màu sắc thông thường;
- khuyết tật nhẹ trên vỏ quả. Tổng diện tích bị khuyết tật không vượt quá 5 % tổng diện tích bề mặt.
2.2.3 Hạng II
Me ngọt quả tươi thuộc hạng này không đáp ứng được các yêu cầu trong các hạng cao hơn, nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu quy định trong 2.1. Có thể cho phép me ngọt quả tươi có các khuyết tật sau miễn là vẫn đảm bảo được các đặc tính cơ bản về chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày của sản phẩm:
- ít đồng đều về hình dạng;
- hơi khác nhau về màu sắc thông thường;
- khuyết tật trên vỏ quả. Tổng diện tích bị khuyết tật không vượt quá 10 % tổng diện tích bề mặt.
Như vậy, me ngọt quả tươi hạng đặc biệt phải có chất lượng cao nhất, không có các khuyết tật miễn là không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày sản phẩm trong bao bì.
Me ngọt quả tươi hạng đặc biệt (Hình từ Internet)
Cho phép dung sai về chất lượng của me ngọt quả tươi hạng đặc biệt không đáp ứng các yêu cầu là bao nhiêu?
Theo quy định tại tiết 4.1.1 tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12358:2018 quy định như sau:
Yêu cầu về dung sai
Cho phép dung sai về chất lượng và kích cỡ quả trong mỗi bao gói sản phẩm (hoặc mỗi lô hàng sản phẩm ở dạng rời) không đáp ứng các yêu cầu của mỗi hạng quy định.
4.1 Dung sai về chất lượng
4.1.1 Hạng “đặc biệt”
Cho phép 5% số lượng hoặc khối lượng me ngọt quả tươi không đáp ứng các yêu cầu của hạng “đặc biệt”, những phải đạt chất lượng hạng I hoặc nằm trong giới hạn dung sai cho phép của hạng đó.
4.1.3 Hạng II
Cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng me ngọt quả tươi không đáp ứng các yêu cầu của hạng II cũng như các yêu cầu tối thiểu, trừ sản phẩm bị thối hoặc hư hỏng bất kỳ khác dẫn đến không thích hợp cho việc sử dụng.
4.2 Dung sai về kích cỡ
Đối với tất cả các hạng, cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng từng quả tương ứng với cỡ trên và/hoặc cỡ dưới liền kề chỉ rõ trên bao gói.
Theo đó, dung sai về chất lượng của me ngọt quả tươi hạng đặc biệt cho phép 5% số lượng hoặc khối lượng me ngọt quả tươi không đáp ứng các yêu cầu của hạng đặc biệt, những phải đạt chất lượng hạng I hoặc nằm trong giới hạn dung sai cho phép của hạng đó.
Bao gói sản phẩm không dùng để bán lẻ của me ngọt quả tươi hạng đặc biệt được quy định thế nào?
Căn cứ tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12358:2018 quy định như sau:
Dán nhãn hoặc ghi nhãn
6.1 Bao gói bán lẻ
Ngoài các yêu cầu của TCVN 7087 (CODEX STAN 1) Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn, cần áp dụng các yêu cầu cụ thể như sau:
6.1.1 Tên sản phẩm
Mỗi bao gói phải được dán nhãn ghi rõ tên của sản phẩm và có thể ghi tên giống và/hoặc hạng thương mại trên nhãn.
6.2 Bao gói sản phẩm không dùng để bán lẻ
Mỗi bao gói sản phẩm phải bao gồm các yêu cầu dưới đây: các chữ phải được tập trung về một phía, dễ đọc, không tẩy xóa được và có thể nhìn thấy từ bên ngoài hoặc phải có tài liệu kèm theo lô hàng. Đối với sản phẩm được vận chuyển với khối lượng lớn thì phải được ghi rõ trong tài liệu kèm theo lô hàng.
6.2.1 Dấu hiệu nhận biết
Tên và địa chỉ nhà xuất khẩu, nhà đóng gói và/hoặc người gửi hàng. Mã nhận biết (tùy chọn).
6.2.2 Tên sản phẩm
Tên của sản phẩm, giống và/hoặc hạng thương mại.
6.2.3 Nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm
Nước xuất xứ (tùy chọn) và vùng trồng hoặc tên quốc gia, khu vực hoặc địa phương.
6.2.4 Nhận biết về thương mại
- tên sản phẩm;
- tên giống (tùy chọn);
- hạng sản phẩm;
- kích cỡ;
- số lượng quả (tùy chọn);
- khối lượng tịnh (tùy chọn).
6.2.5 Dấu kiểm tra (tùy chọn).
Đối chiếu quy định trên, bao gói sản phẩm không dùng để bán lẻ của me ngọt quả tươi hạng đặc biệt mỗi bao gói sản phẩm phải bao gồm các yêu cầu dưới đây:
- Các chữ phải được tập trung về một phía, dễ đọc, không tẩy xóa được và có thể nhìn thấy từ bên ngoài hoặc phải có tài liệu kèm theo lô hàng.
- Đối với sản phẩm được vận chuyển với khối lượng lớn thì phải được ghi rõ trong tài liệu kèm theo lô hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?