Chất lượng gỗ được dùng để thử nghiệm thuốc bảo quản gỗ phải đảm bảo những yêu cầu nào theo quy định?
Mẫu gỗ dùng để thử nghiệm trong việc xác định hiệu lực chống nấm gây biến màu gỗ của thuốc bảo quản gỗ là loại nào?
Mẫu gỗ dùng để thử nghiệm được quy định tại tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11356:2016 về Thuốc bảo quản gỗ - Xác định hiệu lực chống nấm gây biến màu gỗ – Phương pháp trong phòng thí nghiệm như sau:
Mẫu gỗ thử nghiệm
7.1 Gỗ
Gỗ nhạy cảm với nấm biển màu, thuộc 1 trong 2 loài sau:
- Thông mã vĩ (Pinus massoniana Lambert) (1).
- Bồ đề (Styrax tonkinensis Pierre) (2).
CHÚ THÍCH 1: Có thể tiến hành thử nghiệm bổ sung bằng các loài gỗ khác nhưng phải nêu rõ trong báo cáo kết quả.
CHÚ THÍCH 2: Theo Tiêu chuẩn gốc EN 152: 2011
(1) và (2) là gỗ thông Scots (Pinus sylvestris Linnaeus).
7.2 Chất lượng gỗ
Sử dụng gỗ nguyên không khuyết tật, thẳng thớ, không có mắt, không bị biến màu và côn trùng gây hại. Tránh sử dụng gỗ có vết nhựa trên bề mặt.
...
Như vậy, theo quy định, mẫu gỗ dùng để thử nghiệm trong việc xác định hiệu lực chống nấm gây biến màu gỗ của thuốc bảo quản gỗ là loại gỗ nhạy cảm với nấm biển màu, thuộc 1 trong 2 loài sau:
- Thông mã vĩ (Pinus massoniana Lambert).
- Bồ đề (Styrax tonkinensis Pierre).
Lưu ý: Thông mã vĩ và Bồ đề là gỗ thông Scots (Pinus sylvestris Linnaeus).
Có thể tiến hành thử nghiệm bổ sung bằng các loài gỗ khác 2 loại nêu trên nhưng phải nêu rõ trong báo cáo kết quả.
Mẫu gỗ dùng để thử nghiệm trong việc xác định hiệu lực chống nấm gây biến màu gỗ của thuốc bảo quản gỗ là loại nào? (Hình từ Internet)
Chất lượng gỗ được dùng để thử nghiệm thuốc bảo quản gỗ phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Chất lượng gỗ được dùng để thử nghiệm được quy định tại tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11356:2016 về Thuốc bảo quản gỗ - Xác định hiệu lực chống nấm gây biến màu gỗ – Phương pháp trong phòng thí nghiệm như sau:
Mẫu gỗ thử nghiệm
...
7.2 Chất lượng gỗ
Sử dụng gỗ nguyên không khuyết tật, thẳng thớ, không có mắt, không bị biến màu và côn trùng gây hại. Tránh sử dụng gỗ có vết nhựa trên bề mặt.
Loại đi gỗ phần ngọn và dưới 1 m tính từ gốc. Mẫu gỗ được lấy từ cây tiêu chuẩn thành thục công nghệ.
Tỷ lệ gỗ muộn không quá 30%. Gỗ không được ngâm nước, vận chuyển thủy, sấy quá 60°C hay xử lý các loại hóa chất.
Nên sử dụng gỗ chặt hạ trong mùa đông, gỗ sau khi chặt hạ phải được xẻ thành ván ngay.
Khi không thể xác minh chất lượng gỗ qua xuất xứ của nguyên liệu đầu vào, có thể thử độ nhạy cảm với nấm của lô mẫu gỗ bằng quy trình mô tả trong điều 8.3, đối với các mẫu chưa trải qua phơi mẫu trong điều kiện tự nhiên và xác nhận giá trị sử dụng theo điều 9, đoạn 1. Các mẫu gỗ phải được chọn một cách ngẫu nhiên, đạt tỷ lệ 1 % lô mẫu.
CHÚ THÍCH: Có thể hong khô tự nhiên gỗ, tuy nhiên dưới điều kiện không hợp lý gỗ có thể nhanh chóng bị nhiễm nấm biến màu. Do đó, giải pháp tốt hơn là sấy nhẹ ở nhiệt độ không quá 60°C.
Không sử dụng mẫu để quá 3 năm tính từ lúc chặt hạ, vì có thể ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm.
...
Như vậy, chất lượng gỗ được dùng để thử nghiệm thuốc bảo quản gỗ phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
(1) Sử dụng gỗ nguyên không khuyết tật, thẳng thớ, không có mắt, không bị biến màu và côn trùng gây hại.
Tránh sử dụng gỗ có vết nhựa trên bề mặt.
(2) Loại đi gỗ phần ngọn và dưới 1 m tính từ gốc. Mẫu gỗ được lấy từ cây tiêu chuẩn thành thục công nghệ.
(3) Tỷ lệ gỗ muộn không quá 30%. Gỗ không được ngâm nước, vận chuyển thủy, sấy quá 60°C hay xử lý các loại hóa chất.
(4) Nên sử dụng gỗ chặt hạ trong mùa đông, gỗ sau khi chặt hạ phải được xẻ thành ván ngay.
(5) Không sử dụng mẫu để quá 3 năm tính từ lúc chặt hạ, vì có thể ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm.
Lưu ý: Khi không thể xác minh chất lượng gỗ qua xuất xứ của nguyên liệu đầu vào thì có thể thử độ nhạy cảm với nấm của lô mẫu gỗ bằng quy trình mô tả trong tiểu mục 8.3 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11356:2016 về Thuốc bảo quản gỗ - Xác định hiệu lực chống nấm gây biến màu gỗ – Phương pháp trong phòng thí nghiệm.
Đối với các mẫu chưa trải qua phơi mẫu trong điều kiện tự nhiên và xác nhận giá trị sử dụng theo đoạn 1 Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11356:2016 về Thuốc bảo quản gỗ - Xác định hiệu lực chống nấm gây biến màu gỗ – Phương pháp trong phòng thí nghiệm.
Các mẫu gỗ phải được chọn một cách ngẫu nhiên, đạt tỷ lệ 1 % lô mẫu.
CHÚ THÍCH: Có thể hong khô tự nhiên gỗ, tuy nhiên dưới điều kiện không hợp lý gỗ có thể nhanh chóng bị nhiễm nấm biến màu. Do đó, giải pháp tốt hơn là sấy nhẹ ở nhiệt độ không quá 60°C.
Khi đánh giá thí nghiệm thuốc bảo quản gỗ cần tính đến các yếu tố nào?
Việc đánh giá thí nghiệm thuốc bảo quản gỗ được quy định tại Mục 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11356:2016 về Thuốc bảo quản gỗ - Xác định hiệu lực chống nấm gây biến màu gỗ – Phương pháp trong phòng thí nghiệm như sau:
Báo cáo kết quả
Khi đánh giá thí nghiệm cần tính đến các yếu tố sau:
- Đối với mỗi công thức pha chế, tiến hành đánh giá trên ít nhất 6 mẫu thử.
- Khi có bất kỳ mẫu đối chứng không tẩm (C1- xem 7.5) nào không hợp lệ do chưa bị biến màu bề mặt, cần loại bỏ kết quả của tất cả các mẫu thử được lấy từ cùng một thanh với mẫu đối chứng đó. Kết quả không nhất thiết phải bị loại bỏ nếu mẫu bị biến màu rõ ràng ở mặt dưới của mẫu.
Đối với mỗi công thức pha chế, cần báo cáo:
- Kết quả đánh giá bề mặt của mẫu thử: trong trường hợp mức độ biến màu rõ ràng, ghi lại cấp độ biến màu lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình và trung vị.
Trong trường hợp các công thức pha chế tối màu, ghi chú lại nếu bề ngoài tối màu khiến cho việc đánh giá gặp khó khăn hoặc không thể thực hiện.
- Độ dầy của phần không bị biến màu thấp nhất trong tất cả các điểm đo trong lô mẫu thử.
- Độ dầy của phần không bị biến màu trung bình của tất cả các điểm đo trong lô mẫu thử.
Tình trạng của mẫu đối chứng đảm bảo (C2- xem 7.5) phải được báo cáo giống như các mẫu thử để có thể đối chiếu xác định có hoặc không có tác động chống nấm biến màu từ chất pha loãng hoặc từ công thức pha chế không có hoạt chất.
Như vậy, theo quy định, khi đánh giá thí nghiệm thuốc bảo quản gỗ cần tính đến các yếu tố sau:
(1) Đối với mỗi công thức pha chế, tiến hành đánh giá trên ít nhất 6 mẫu thử.
(2) Khi có bất kỳ mẫu đối chứng không tẩm nào không hợp lệ do chưa bị biến màu bề mặt, cần loại bỏ kết quả của tất cả các mẫu thử được lấy từ cùng một thanh với mẫu đối chứng đó.
Kết quả không nhất thiết phải bị loại bỏ nếu mẫu bị biến màu rõ ràng ở mặt dưới của mẫu.
(3) Đối với mỗi công thức pha chế, cần báo cáo:
- Kết quả đánh giá bề mặt của mẫu thử: trong trường hợp mức độ biến màu rõ ràng, ghi lại cấp độ biến màu lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình và trung vị.
Trong trường hợp các công thức pha chế tối màu, ghi chú lại nếu bề ngoài tối màu khiến cho việc đánh giá gặp khó khăn hoặc không thể thực hiện.
- Độ dầy của phần không bị biến màu thấp nhất trong tất cả các điểm đo trong lô mẫu thử.
- Độ dầy của phần không bị biến màu trung bình của tất cả các điểm đo trong lô mẫu thử.
Tình trạng của mẫu đối chứng đảm bảo phải được báo cáo giống như các mẫu thử để có thể đối chiếu xác định có hoặc không có tác động chống nấm biến màu từ chất pha loãng hoặc từ công thức pha chế không có hoạt chất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?