Chất lượng gừng củ tươi hạng I được quy định như thế nào? Sai số về chất lượng của gừng củ tươi hạng I được quy định ra sao?
Chất lượng gừng củ tươi hạng I theo quy định pháp luật
Căn cứ tiết 2.2.2 tiểu mục 2.2 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10742:2015 quy định chất lượng của gừng củ tươi hạng I như sau:
Yêu cầu về chất lượng
...
2.2. Phân hạng
Gừng củ tươi được phân thành ba hạng như sau:
2.2.1. Hạng “đặc biệt”
Gừng củ tươi thuộc hạng này phải có chất lượng cao nhất. Chúng phải đặc trưng cho giống và/hoặc loại thương phẩm. Củ phải sạch, có hình dạng tốt và không được có các khuyết tật, trừ các khuyết tật rất nhẹ không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày sản phẩm trong bao bì.
2.2.2. Hạng I
Gừng củ tươi thuộc hạng này phải có chất lượng tốt. Chúng phải đặc trưng cho giống và/hoặc loại thương phẩm. Củ phải rắn chắc, không có dấu hiệu bị nhăn hoặc bị mất nước và bị mọc mầm. Cho phép có các khuyết tật nhẹ, miễn là không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày sản phẩm trong bao bì:
- khuyết tật nhẹ trên vỏ do cọ xát nhưng đã lành và khô với tổng diện tích bề mặt bị ảnh hưởng không vượt quá 10 %;
2.2.3. Hạng II
Gừng củ tươi thuộc hạng này không đáp ứng được các yêu cầu trong các hạng cao hơn nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu quy định trong 2.1. Củ phải rắn chắc. Có thể cho phép gừng củ tươi có các khuyết tật sau đây với điều kiện vẫn đảm bảo được các đặc tính cơ bản về chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày của sản phẩm trong bao bì:
- khuyết tật trên vỏ do cọ xát nhưng đã lành và khô với tổng diện tích bề mặt bị ảnh hưởng không vượt quá 15 %;
- có dấu hiệu mọc mầm sớm (không lớn hơn 10% khối lượng củ trong bao gói);
- có dấu hiệu hư hỏng nhẹ do sinh vật hại;
- vết thương đã lành và khô hoàn toàn;
- có các vết đất;
- có vết thâm.
Theo đó, gừng củ tươi thuộc hạng I phải có chất lượng tốt. Chúng phải đặc trưng cho giống và/hoặc loại thương phẩm. Củ phải rắn chắc, không có dấu hiệu bị nhăn hoặc bị mất nước và bị mọc mầm. Cho phép có các khuyết tật nhẹ, miễn là không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày sản phẩm trong bao bì:
- Khuyết tật nhẹ trên vỏ do cọ xát nhưng đã lành và khô với tổng diện tích bề mặt bị ảnh hưởng không vượt quá 10 %.
Gừng củ tươi hạng I (Hình từ Internet)
Sai số về chất lượng của gừng củ tươi hạng I được quy định như thế nào?
Căn cứ tiết 4.1.2 tiểu mục 4.1 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10742:2015 quy định như sau:
Sai số cho phép
Cho phép sai số về chất lượng và kích cỡ trong mỗi bao gói đối với sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu quy định của mỗi hạng.
4.1. Sai số về chất lượng
4.1.1. Hạng "đặc biệt”
Cho phép 5 % số lượng hoặc khối lượng gừng củ tươi không đáp ứng yêu cầu của hạng “đặc biệt”, nhưng đạt chất lượng hạng I hoặc nằm trong giới hạn sai số cho phép của hạng I.
4.1.2. Hạng I
Cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng gừng củ tươi không đáp ứng yêu cầu của hạng I, nhưng đạt chất lượng hạng II hoặc nằm trong giới hạn sai số cho phép của hạng II.
4.1.3. Hạng II
Cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng gừng củ tươi không đáp ứng yêu cầu của hạng II cũng như các yêu cầu tối thiểu, nhưng không có củ bị thối hoặc bất kỳ hư hỏng nào khác không thích hợp cho việc sử dụng.
4.2. Sai số về kích cỡ
Cho phép đối với hạng “đặc biệt” là 5 %; hạng I và hạng II là 10 % số lượng hoặc khối lượng gừng củ tươi không đáp ứng được các yêu cầu về kích cỡ quy định.
Như vậy, sai số về chất lượng của gừng củ tươi hạng I cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng gừng củ tươi không đáp ứng yêu cầu của hạng I, nhưng đạt chất lượng hạng II hoặc nằm trong giới hạn sai số cho phép của hạng II.
Việc ghi nhãn của gừng củ tươi được quy định ra sao?
Căn cứ Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10742:2015 quy định việc ghi nhãn của gừng củ tươi như sau:
Ghi nhãn
6.1. Bao gói bán lẻ
Ngoài các yêu cầu của TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, Amd. 7-2010) Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn, cần áp dụng các yêu cầu cụ thể như sau:
6.1.1. Tên sản phẩm
Nếu sản phẩm không thể nhìn thấy được từ bên ngoài thì trên mỗi bao bì phải được dán nhãn ghi tên sản phẩm và có thể ghi tên giống và/hoặc loại thương phẩm.
6.2. Bao gói không dùng để bán lẻ
Mỗi bao bì sản phẩm phải bao gồm các thông tin dưới đây, các chữ phải được tập trung về một phía, dễ đọc, không tẩy xóa được và có thể nhìn thấy từ bên ngoài hoặc phải có tài liệu kèm theo lô hàng.
6.2.1. Dấu hiệu nhận biết
Tên và địa chỉ nhà xuất khẩu, nhà đóng gói và/hoặc người gửi hàng. Mã số nhận biết (tùy chọn)2).
6.2.2. Tên sản phẩm
Cần ghi rõ tên của sản phẩm, tên của giống hoặc loại thương phẩm (tùy chọn), nếu sản phẩm không thể nhìn thấy từ phía bên ngoài.
6.2.3. Nguồn gốc xuất xứ
Nước xuất xứ và vùng trồng (tùy chọn) hoặc tên khu vực hoặc địa phương.
6.2.4. Nhận biết về thương mại
- hạng;
- kích cỡ (mã kích cỡ hoặc khối lượng tối thiểu và tối đa, tính bằng gam);
- số lượng củ (tùy chọn);
- khối lượng tịnh (tùy chọn).
6.2.5. Dấu kiểm tra (tùy chọn)
Theo đó, việc ghi nhãn của gừng củ tươi được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?