Chất thải rắn nguy hại tại các cơ sở giết mổ động vật tập trung phải được thu gom và xử lý sau bao lâu?
- Chất thải rắn nguy hại tại cơ sở giết mổ động vật tập trung phải được thu gom và xử lý sau bao lâu?
- Địa điểm xử lý vệ sinh thú y có cần phải xin phép cơ quan có thẩm quyền hay không?
- Khi xét thấy động vật không bảo đảm được yêu cầu về vệ sinh thú y ở cơ sở giết mổ có cần đem đi cách ly riêng hay không?
Chất thải rắn nguy hại tại cơ sở giết mổ động vật tập trung phải được thu gom và xử lý sau bao lâu?
Căn cứ Tiết 2.3.8 Mục 2 QCVN 150: 2017/BNNPTNT kèm theo Thông tư 13/2017/TT-BNNPTNT quy định việc quản lý chất thải rắn nguy hại như sau:
- Cơ sở giết mổ phải có quy trình thu gom chất thải rắn, chất thải nguy hại; xác gia súc, gia cầm chết do bệnh hay nghi bệnh, các loại thịt, phủ tạng có bệnh tích được đưa vào bao bì màu vàng, bên ngoài có dán biểu tượng chỉ chất thải nguy hại;
- Chủ cơ sở phải lập tức mang chất thải nguy hại đi xử lý theo quy định ngay sau khi có quyết định xử lý của cơ quan hoặc người có thẩm quyền;
- Chất thải rắn nguy hại không được lưu trữ tại cơ sở giết mổ quá 8 giờ;
- Chủ cơ sở không tự xử lý được chất thải phải ký hợp đồng với tổ chức được cấp phép hành nghề xử lý chất thải.
Như vậy, căn cứ quy định trên thì cơ sở giết mổ động vật tập trung không được lưu trữ chất thải rắn nguy hại tại cơ sở quá 8 giờ. Theo đó, bên anh phải thực hiện thu gom và xử lý chất thải rắn nguy hại (nếu có) mỗi 8 giờ 01 lần.
Cơ sở giết mổ thải chất rắn nguy hại
Địa điểm xử lý vệ sinh thú y có cần phải xin phép cơ quan có thẩm quyền hay không?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Điều 10. Nguyên tắc xử lý đối với động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y
1. Việc xử lý vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật phải thực hiện ngay và được cơ quan thú y, nhân viên thú y hướng dẫn, giám sát, kiểm tra.
2. Những người trực tiếp thực hiện xử lý động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh nguy hiểm phải được trang bị bảo hộ lao động.
3. Địa điểm xử lý vệ sinh thú y phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
4. Địa điểm, trang thiết bị, dụng cụ xử lý đối với động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y phải được vệ sinh, khử trùng sau mỗi lần xử lý.
5. Chủ động vật phải chịu mọi chi phí trong thời gian nuôi cách ly, theo dõi; chủ lô hàng sản phẩm động vật phải chịu mọi chi phí bảo quản sản phẩm động vật đến khi có kết luận của cơ quan thú y.
Như vậy, theo quy định trên cho thấy rằng về địa điểm xử lý vệ sinh thú y phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép để đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.
Khi xét thấy động vật không bảo đảm được yêu cầu về vệ sinh thú y ở cơ sở giết mổ có cần đem đi cách ly riêng hay không?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Điều 11. Quy trình xử lý động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y
Khi phát hiện động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan thú y có thẩm quyền, nhân viên thú y thực hiện như sau:
1. Cách ly động vật ở khu vực riêng;
2. Lập biên bản ghi nhận tình trạng vệ sinh thú y của động vật, sản phẩm động vật theo Mẫu số 04 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; yêu cầu chủ cơ sở, chủ lô hàng thực hiện các biện pháp xử lý vệ sinh thú y để bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường;
3. Lấy mẫu động vật, sản phẩm động vật gửi phòng thử nghiệm trong trường hợp cần thiết để kiểm tra chỉ tiêu vi sinh vật và tồn dư thuốc thú y, chất cấm, mầm bệnh theo Mẫu số 03 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
4. Lập biên bản xử lý vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y theo Mẫu số 05 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
5. Thông báo cho chủ cơ sở, chủ lô hàng và các cơ quan liên quan về kết quả xử lý và các yêu cầu đối với động vật, sản phẩm động vật được phép sử dụng sau khi xử lý;
6. Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện xử lý vệ sinh thú y.
Như vậy, theo quy định trên thì ngay khi thấy động vật không bảo đảm được yêu cầu về vệ sinh thú y thì cần phải cách ly ngay động vật ở khu vực riêng đồng thời lập biên bản ghi nhận tình trạng vệ sinh thú y của động vật, sản phẩm động vật theo Mẫu số 04 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; yêu cầu chủ cơ sở, chủ lô hàng thực hiện các biện pháp xử lý vệ sinh thú y để bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường; và thực hiện các biện pháp kèm theo như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?