Cháu của liệt sĩ có được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ hay không? Bao nhiêu tuổi thì sẽ không cần phải thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ?
Cháu của liệt sĩ có được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Dân quân tự vệ 2019 về miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ như sau:
Tạm hoãn, miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình
...
2. Công dân được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong trường hợp sau đây:
a) Vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ;
b) Vợ hoặc chồng, con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Quân nhân dự bị đã được sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên;
d) Người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng; người trực tiếp nuôi dưỡng người suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
đ) Người làm công tác cơ yếu.
...
Theo đó, một trong những trường hợp được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ là vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ hoặc vợ hoặc chồng, con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn là cháu của liệt sĩ thì không thuộc trường hợp được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.
Cháu của liệt sĩ có được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ hay không? (Hình từ Internet)
Bao nhiêu tuổi thì sẽ không cần phải thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019 như sau:
Độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình
1. Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.
2. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế là 04 năm; dân quân thường trực là 02 năm.
Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của địa phương, cơ quan, tổ chức, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ được kéo dài nhưng không quá 02 năm; đối với dân quân biển, tự vệ và chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ được kéo dài hơn nhưng không quá độ tuổi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định kéo dài độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ theo quy định tại Điều này.
Như vậy, theo đó đối với công dân nam thì từ 45 tuổi trở lên và đối với công dân nữ thì từ 40 tuổi trở lên sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.
Trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ bị phạt bao nhiêu tiền không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Dân quân tự vệ 2019 về các hành vi bị nghiêm cấm về Dân quân tự vệ như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm về Dân quân tự vệ
1. Thành lập, tham gia, tài trợ tổ chức, huấn luyện, điều động, sử dụng Dân quân tự vệ trái pháp luật.
2. Trốn tránh, chống đối, cản trở việc tổ chức, huấn luyện, hoạt động và thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.
3. Giả danh Dân quân tự vệ.
4. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ của Dân quân tự vệ được giao xâm phạm lợi ích của quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
...
Theo đó, hành vi trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ là hành vi bị nghiêm cấm.
Căn cứ theo quy định tại Điều 21a Nghị định 120/2013/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ như sau:
Vi phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cản trở người thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi chống đối việc thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với hành vi tự ý thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền cho thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trước thời hạn hoặc đưa ra khỏi danh sách dân quân tự vệ.
Như vậy, đối với cá nhân có hành vi trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ thì có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. (có thể buộc thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thẩm định giá báo cáo không đúng mẫu theo quy định về thẩm định giá sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Doanh nghiệp phát hành hồ sơ mời thầu khi chưa đủ điều kiện sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
- Công ty chứng khoán sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán cho chính mình có bị đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán không?
- Cá nhân lợi dụng mạng xã hội để chia sẻ thông tin sai sự thật xúc phạm danh dự người khác bị xử phạt bao nhiêu?
- Mẫu Phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức thuộc Bộ Tài chính mới nhất theo Quyết định 2188?