Cháu nội có được quyền thừa hưởng di sản thừa kế khi ông mất hay không? Trong trường hợp được hưởng di sản thừa kế từ ông nội thì bố mẹ có được quyền quản lý thay không?
Ai được xem là người thừa kế?
Căn cứ Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 quy định vè người thừa kế như sau:
Điều 613. Người thừa kế
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Theo quy định trên chồng bạn là người đã chết thì không được xem là người thừa kế. Còn con bạn có thể được xem là người thừa kế của cha chồng bạn theo quy định của pháp luật dân sự về thừa kế.
Cháu nội có được quyền thừa hưởng di sản thừa kế khi ông mất hay không?
Trường hợp nào cháu nội được hưởng di sản thừa kế?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Vậy trong trường hợp cha chồng chị mất và không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia dựa theo quy định về thừa kế theo pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 thì những người được thừa kế theo pháp luật chia làm ba hàng thừa kế như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết.
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết.
Những người thừa kế trong cùng một hàng sẽ được hưởng một phần thừa kế như nhau. Những người thừa kế hàng phía sau sẽ chỉ được hưởng thừa kế trong trường hợp không còn người nào ở hàng thừa kế phía trước hoặc những người thuộc hàng thừa kế phía trước không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản thừa kế hoặc từ chối nhận di sản.
Đôi với trường hợp con của bạn thuộc hàng thừa kế thứ 2 của cha chồng bạn, sẽ được hưởng thừa kế nếu không còn những người được thừa kế hàng thứ nhất hoặc những người thừa kế hàng thứ nhất không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Ngoài ra, trường hợp không có người thừa kế hợp pháp tại hàng thừa kế thứ nhất, thì cháu nội cũng có thể hưởng di sản thừa kế theo quy định về thừa kế kế vị được quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Điều 652. Thừa kế thế vị
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Chiếu theo điều luật trên vào trường hợp của chồng bạn chết trước khi cha chồng bạn chết thì con bạn sẽ được hưởng phần thừa kế mà chồng bạn được hưởng nếu còn sống tương đương với phần di sản được hưởng theo hàng thừa kế thứ nhất. Phần di sản thừa kế của con được hưởng là tài sản riêng của con theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Trong trường hợp được cháu được hưởng di sản thừa kế từ ông nội thì bố mẹ có được quyền quản lý thay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 76 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Điều 76. Quản lý tài sản riêng của con
1. Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.
2. Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.
3. Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự; người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
4. Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của Bộ luật dân sự.
Theo quy định trên thì trường hợp con bạn được hưởng di sản thừa kế và có tài sản riêng nhưng con chưa thành niên thì bạn có quyền quản lý tài sản riêng của con.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?