Cháy rừng do tự nhiên có phải là thiên tai hay không? Khi cháy rừng xảy ra thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ gì?
Cháy rừng do tự nhiên có phải là thiên tai hay không?
Cháy rừng do tự nhiên được giải thích tại khoản 24 Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg như sau:
Cháy rừng do tự nhiên là cháy rừng xảy ra do ảnh hưởng của các hiện tượng bất thường như: nắng nóng, hanh khô, hạn hán kéo dài.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.
Như vậy, theo quy định trên thì cháy rừng do tự nhiên được xem là một dạng của thiên tai. Cháy rừng do tự nhiên xảy ra do ảnh hưởng của các hiện tượng bất thường như: nắng nóng, hanh khô, hạn hán kéo dài.
Cháy rừng có phải là thảm họa thiên nhiên hay không? Khi cháy rừng xảy ra thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ gì? (Hình từ Internet)
Khi cháy rừng xảy ra thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Chỉ đạo và chỉ huy chữa cháy rừng
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có mặt tại đám cháy rừng là người chỉ đạo chữa cháy rừng. Người chỉ đạo chữa cháy rừng có nhiệm vụ:
a) Huy động, điều phối và phân công các lực lượng, phương tiện, thiết bị, dụng cụ, vật tư, nguồn nước và vật liệu để chữa cháy rừng;
b) Bảo đảm các điều kiện phục vụ chữa cháy như giao thông, trật tự, thông tin liên lạc, hậu cầu, y tế và công tác chính trị tư tưởng trong chữa cháy rừng.
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có mặt tại đám cháy rừng là người chỉ đạo chữa cháy rừng và có nhiệm vụ:
- Huy động, điều phối và phân công các lực lượng, phương tiện, thiết bị, dụng cụ, vật tư, nguồn nước và vật liệu để chữa cháy rừng;
- Bảo đảm các điều kiện phục vụ chữa cháy như giao thông, trật tự, thông tin liên lạc, hậu cầu, y tế và công tác chính trị tư tưởng trong chữa cháy rừng.
Phòng cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ bao gồm những gì?
Theo Điều 3 Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy rừng
1. Phòng cháy và chữa cháy rừng phải lấy hoạt động phòng ngừa là chính;
chủ động phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời cháy rừng.
2. Chủ động, sẵn sàng nhân lực, nguồn lực, phương tiện, trang thiết bị cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng.
3. Thông tin về dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng phải được thông báo nhanh chóng, kịp thời cho chủ rừng, chính quyền địa phương và các cơ quan chịu trách nhiệm về phòng cháy và chữa cháy rừng.
4. Thực hiện phương châm 4 tại chỗ, bao gồm: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ.
5. Chỉ đạo, chỉ huy thống nhất; phối hợp chặt chẽ các lực lượng tham gia chữa cháy rừng.
6. Trong quá trình chữa cháy rừng đảm bảo an toàn theo thứ tự ưu tiên: người, tài sản, các công trình, phương tiện, thiết bị tham gia chữa cháy rừng.
Theo đó, trong quá trình chữa cháy rừng đảm bảo an toàn theo thứ tự ưu tiên như sau: người, tài sản, các công trình, phương tiện, thiết bị tham gia chữa cháy rừng.
Bên cạnh đó, phòng cháy và chữa cháy rừng phải được thực hiện dựa trên nguyên tắc sau:
- Phòng cháy và chữa cháy rừng phải lấy hoạt động phòng ngừa là chính; chủ động phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời cháy rừng.
- Chủ động, sẵn sàng nhân lực, nguồn lực, phương tiện, trang thiết bị cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng.
- Thông tin về dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng phải được thông báo nhanh chóng, kịp thời cho chủ rừng, chính quyền địa phương và các cơ quan chịu trách nhiệm về phòng cháy và chữa cháy rừng.
- Thực hiện phương châm 4 tại chỗ, bao gồm: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ.
- Chỉ đạo, chỉ huy thống nhất; phối hợp chặt chẽ các lực lượng tham gia chữa cháy rừng.
Như vậy, phòng cháy rừng theo nguyên tắc 4 tại chỗ bao gồm chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ.
Trách nhiệm bảo vệ rừng để không để xảy ra cháy rừng của toàn dân được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 43 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về trách nhiệm bảo vệ rừng của toàn dân như sau:
Trách nhiệm bảo vệ rừng của toàn dân
1. Cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có trách nhiệm bảo vệ rừng theo quy định của Luật này, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có trách nhiệm thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chủ rừng về cháy rừng, sinh vật gây hại rừng và hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ rừng; chấp hành sự huy động nhân lực, phương tiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra cháy rừng.
Như vậy, cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có trách nhiệm về việc bảo vệ rừng theo quy định của Luật Lâm nghiệp 2017 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Bên cạnh đó, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có trách nhiệm:
- Thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chủ rừng về cháy rừng, sinh vật gây hại rừng và hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ rừng;
- Chấp hành sự huy động nhân lực, phương tiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra cháy rừng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình? Tải mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình ở đâu?
- Thời hạn nộp thuế môn bài 2025 khi nào? Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế môn bài được quy định như thế nào?
- Từ năm 2025, điều khiển xe gắn máy không bật đèn từ 18 giờ đến 6 giờ sáng có thể phạt đến 400.000 đồng? Lưu ý khi sử dụng đèn?
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?