Chế biến mủ cao su trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào? Sau khi tốt nghiệp ngành này người học phải có được tối thiểu những kiến thức nào?
Chế biến mủ cao su trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Phần 4 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến và xây dựng (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 51/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Chế biến mủ cao su trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc làm thay đổi cơ bản về lý, hoá tính của mủ cao su nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra các chủng loại sản phẩm cao su thiên nhiên (SVR, RSS và latex cô đặc v.v… ) cung cấp cho các ngành công nghiệp chế biến sản phẩm cao su, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề sử dụng nguyên liệu mủ cao su thiên nhiên được thu hoạch từ cây cao su (Hevea brasiliensis) để chế biến thành các sản phẩm như SVR, RSS và latex cô đặc. Quy trình chế biến theo đúng tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, gồm các công đoạn: chọn nguồn nguyên liệu, xử lý nguyên liệu, gia công cơ học, gia công nhiệt, hoàn thiện và đánh giá chất lượng sản phẩm.
Trong quá trình chế biến các loại mủ cao su có sử dụng các máy và thiết bị như: xe vận chuyển mủ, cân, máy cán, máy băm, lò sấy, máy ép bành, máy ly tâm,... Sử dụng một số loại hóa chất như Amoniac, Axit Axeticv.v… Môi trường làm việc để chế biến mủ cao su thường gặp: độ ẩm cao, tiếng ồn, nhiệt độ cao, mùi hôi, độc hại do hóa chất và khí thải.
Trong quá trình chế biến các loại mủ cao su có sử dụng các máy và thiết bị như: xe vận chuyển mủ, cân, máy cán, máy băm, lò sấy, máy ép bành, máy ly tâm,... Sử dụng một số loại hóa chất như Amoniac, Axit Axeticv.v… Môi trường làm việc để chế biến mủ cao su thường gặp: độ ẩm cao, tiếng ồn, nhiệt độ cao, mùi hôi, độc hại do hóa chất và khí thải.
Người hành nghề chế biến mủ cao su phải có khả năng chủ động tổ chức làm việc theo nhóm và điều hành được phân xưởng chế biến, ca và tổ sản xuất được phân công; có trách nhiệm và có kỷ luật lao động thực hiện đúng các quy định trong quy trình chế biến; có đủ sức khỏe, vững vàng, phản ứng nhanh đảm bảo an toàn khi lao động, vệ sinh công nghiệp và xử lý môi trường.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.800 giờ (tương đương 65 tín chỉ).
Như vậy, chế biến mủ cao su trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc làm thay đổi cơ bản về lý, hoá tính của mủ cao su nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra các chủng loại sản phẩm cao su thiên nhiên (SVR, RSS và latex cô đặc v.v… ) cung cấp cho các ngành công nghiệp chế biến sản phẩm cao su, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Ngành chế biến mủ cao su (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành chế biến mủ cao su trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kiến thức nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục A Phần 4 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 51/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kiến thức
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về hóa học đại cương, hóa phân tích và cao su thiên nhiên;
- Giải thích được cấu tạo, thành phần, tính chất và các yếu tố ảnh hưởng đến mủ cao su nguyên liệu;
- Phân tích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính năng, công dụng, quy trình vận hành và bảo dưỡng các loại dụng cụ, thiết bị được sử dụng trong chế biến và đánh giá chất lượng mủ cao su;
- Giải thích được quy trình chế biến các loại sản phẩm cao su: SVR, RSS, latex cô đặc;
- Trình bày được quy trình phân tích các chỉ tiêu của mủ cao su và cao su nguyên liệu;
- Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cao su nguyên liệu;
- Đánh giá được chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn trong quản lí chất lượng sản phẩm theo ISO 9001:2008;
- Giải thích được tầm quan trọng của an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp trong sản xuất;
- Trình bày được các nội dung cơ bản về chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất và quốc phòng an ninh.
Theo đó, sau khi tốt nghiệp ngành chế biến mủ cao su trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kiến thức như trên.
Người học ngành chế biến mủ cao su trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục A Phần 4 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 51/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Chế biến mủ cao su, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
Như vậy, người học ngành chế biến mủ cao su trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?