Chế độ ăn uống đối với người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính vào ngày Tết Dương lịch có được tăng thêm không?
- Chế độ ăn uống đối với người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính vào ngày Tết Dương lịch có được tăng thêm không?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính không?
- Chưa hết thời hạn tạm giữ thì có được hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính không?
Chế độ ăn uống đối với người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính vào ngày Tết Dương lịch có được tăng thêm không?
Chế độ ăn uống đối với người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính vào ngày Tết Dương lịch được quy định tại Điều 28 Nghị định 142/2021/NĐ-CP như sau:
Chế độ ăn uống của người bị tạm giữ
1. Trường hợp người bị tạm giữ hoặc gia đình họ không thể tự đảm bảo được thì cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính có trách nhiệm bảo đảm chế độ ăn uống cho người bị tạm giữ theo tiêu chuẩn định lượng mỗi người một ngày là 0,6 kg gạo tẻ thường; 0,1 kg thịt lợn; 0,5 kg rau; 01 lít nước uống được đun sôi để nguội; nước mắm, muối, chất đốt phù hợp. Chế độ này do ngân sách nhà nước cấp và được quy ra tiền theo thời giá thị trường ở từng địa phương trong từng thời điểm.
2. Chế độ đối với người bị tạm giữ trong các ngày lễ, Tết được thực hiện như sau:
a) Tết nguyên đán thì người bị tạm giữ được ăn thêm nhưng mức ăn (bao gồm cả ăn thêm) không quá 05 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường;
b) Ngày lễ hoặc Tết dương lịch thì người bị tạm giữ được ăn thêm, nhưng không quá 03 lần tiêu chuẩn ngày ăn ngày thường;
c) Cơ quan nơi tạm giữ có thể quyết định hoán đổi định lượng ăn nêu trên cho phù hợp với thực tế và khẩu vị của người bị tạm giữ để bảo đảm họ được ăn hết tiêu chuẩn.
3. Cơ quan, đơn vị có chức năng tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải mở sổ sách để theo dõi, thanh quyết toán chế độ ăn uống của người bị tạm giữ theo quy định của pháp luật.
Theo quy định, trường hợp người bị tạm giữ hoặc gia đình họ không thể tự đảm bảo được chế độ ăn uống thì đơn vị của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính có trách nhiệm bảo đảm chế độ ăn uống cho người đó.
Chế độ ăn uống của mỗi người trong một ngày bao gồm:
- 0,6 kg gạo tẻ thường;
- 0,1 kg thịt lợn;
- 0,5 kg rau;
- 01 lít nước uống được đun sôi để nguội;
- Nước mắm, muối, chất đốt phù hợp.
Vào ngày Tết Dương lịch thì người bị tạm giữ sẽ được ăn thêm, nhưng không quá 03 lần tiêu chuẩn ăn mỗi ngày nêu trên.
Chế độ ăn uống đối với người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính vào ngày Tết Dương lịch có được tăng thêm không? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính không?
Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính được quy định tại khoản 1 Điều 123 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 102 Luật Hải quan 2014 và khoản 62 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) như sau:
Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính
1. Trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 122 của Luật này, thì những người sau đây có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trưởng Công an phường, Trưởng Công an xã, thị trấn đã tổ chức công an chính quy theo quy định của Luật Công an nhân dân; Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế; Trưởng trạm Công an cửa khẩu;
...
2. Người có thẩm quyền tạm giữ người quy định tại các điểm từ a đến i khoản 1 Điều này có thể giao quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính khi vắng mặt. Việc giao quyền phải được thể hiện bằng quyết định, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện quyền được giao. Người được giao quyền không được giao quyền cho người khác.
Như vậy, theo quy định, khi có đủ căn cứ tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền quyết định tạm giữ người.
Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã vắng mặt thì có thể giao quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
Việc giao quyền phải được thể hiện bằng quyết định, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.
Chưa hết thời hạn tạm giữ thì có được hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính không?
Việc hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người được quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 142/2021/NĐ-CP như sau:
Hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
1. Việc hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính được thực hiện khi:
a) Hết thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính;
b) Người bị tạm giữ bị bệnh theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định này;
c) Có căn cứ cho rằng hành vi vi phạm pháp luật của người bị tạm giữ hành chính theo thủ tục hành chính có dấu hiệu của tội phạm;
d) Các căn cứ để tạm giữ người theo thủ tục hành chính đã chấm dứt nhưng chưa hết thời hạn tạm giữ ghi trong quyết định tạm giữ.
2. Người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ phải ra quyết định hủy bỏ áp dụng việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính đối với người bị tạm giữ. Quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính được lập thành hai bản, một bản giao cho người bị tạm giữ, một bản lưu hồ sơ.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp chưa hết thời hạn tạm giữ người ghi trong quyết định tạm giữ, nhưng các căn cứ để tạm giữ người theo thủ tục hành chính đã chấm dứt thì được hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?
- Quà tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính số thuế từ quà tặng?
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?