Chế độ báo cáo công tác ngành Nội vụ được ban hành dựa theo nguyên tắc nào? Báo cáo định kỳ ngành Nội vụ được ban hành để làm gì?
Chế độ báo cáo công tác ngành Nội vụ được ban hành dựa theo nguyên tắc nào?
Chế độ báo cáo công tác ngành Nội vụ được ban hành dựa theo nguyên tắc được quy định tại Điều 4 Thông tư 7/2021/TT-BNV như sau:
Nguyên tắc ban hành chế độ báo cáo công tác ngành Nội vụ
1. Bảo đảm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ phục vụ hiệu quả cho hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành của cấp có thẩm quyền trong các lĩnh vực của ngành Nội vụ; làm cơ sở để Bộ Nội vụ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chế độ báo cáo đối với Hội đồng nhân dân cùng cấp trong ngành Nội vụ.
2. Nội dung chế độ báo cáo công tác ngành Nội vụ phải phù hợp với quy định tại các văn bản do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Số liệu thực hiện chế độ báo cáo công tác ngành Nội vụ phải thống nhất, chính xác, bảo đảm thuận lợi cho việc tổng hợp, cập nhật, chia sẻ, khai thác, sử dụng.
4. Chế độ báo cáo công tác ngành Nội vụ phải phù hợp về thẩm quyền ban hành quy định tại Điều 7 Thông tư này và Điều 6 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP; đối tượng yêu cầu báo cáo, bảo đảm rõ ràng, thống nhất, đồng bộ, khả thi và không trùng lắp với chế độ báo cáo khác.
5. Thực hiện chế độ báo cáo công tác ngành Nội vụ bằng văn bản điện tử, ký số trên Hệ thống báo
Như vậy, theo quy định trên thì chế độ báo cáo công tác ngành Nội vụ được ban hành dựa theo nguyên tắc sau:
- Bảo đảm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ phục vụ hiệu quả cho hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành của cấp có thẩm quyền trong các lĩnh vực của ngành Nội vụ; làm cơ sở để Bộ Nội vụ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chế độ báo cáo đối với Hội đồng nhân dân cùng cấp trong ngành Nội vụ.
- Nội dung chế độ báo cáo công tác ngành Nội vụ phải phù hợp với quy định tại các văn bản do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Số liệu thực hiện chế độ báo cáo công tác ngành Nội vụ phải thống nhất, chính xác, bảo đảm thuận lợi cho việc tổng hợp, cập nhật, chia sẻ, khai thác, sử dụng.
- Chế độ báo cáo công tác ngành Nội vụ phải phù hợp về thẩm quyền ban hành quy định tại Điều 7 Thông tư này và Điều 6 Nghị định 09/2019/NĐ-CP; đối tượng yêu cầu báo cáo, bảo đảm rõ ràng, thống nhất, đồng bộ, khả thi và không trùng lắp với chế độ báo cáo khác.
- Thực hiện chế độ báo cáo công tác ngành Nội vụ bằng văn bản điện tử, ký số trên Hệ thống báo.
Chế độ báo cáo công tác ngành Nội vụ (Hình từ Internet)
Báo cáo định kỳ ngành Nội vụ được ban hành để làm gì?
Báo cáo định kỳ ngành Nội vụ được ban hành để làm gì, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 7/2021/TT-BNV như sau:
Các chế độ báo cáo công tác ngành Nội vụ
1. Báo cáo định kỳ ngành Nội vụ được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin tổng hợp, toàn diện để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ, ngành Nội vụ được thực hiện theo một chu kỳ xác định và lặp lại nhiều lần.
2. Báo cáo chuyên đề ngành Nội vụ được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin có tính chuyên sâu về một chủ đề thuộc lĩnh vực Nội vụ để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ, ngành Nội vụ và phải thực hiện một hoặc nhiều lần trong khoảng thời gian nhất định.
3. Báo cáo đột xuất ngành Nội vụ được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin về vấn đề phát sinh đột xuất trong lĩnh vực Nội vụ.
Như vậy, theo quy định trên thì báo cáo định kỳ ngành Nội vụ được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin tổng hợp, toàn diện để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ, ngành Nội vụ được thực hiện theo một chu kỳ xác định và lặp lại nhiều lần.
Việc ban hành chế độ báo cáo định kỳ ngành Nội vụ phải đáp ứng yêu cầu nào?
Việc ban hành chế độ báo cáo định kỳ ngành Nội vụ phải đáp ứng yêu cầu được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 7/2021/TT-BNV như sau:
Yêu cầu đối với chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, báo cáo chuyên đề và các báo cáo khác được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực Nội vụ
1. Yêu cầu đối với việc ban hành chế độ báo cáo định kỳ ngành Nội vụ
a) Chế độ báo cáo định kỳ ngành Nội vụ phải được ban hành tại văn bản quy phạm pháp luật của cấp có thẩm quyền;
b) Chế độ báo cáo định kỳ được ban hành phải bao gồm các thành phần nội dung quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.
2. Yêu cầu đối với việc ban hành chế độ báo cáo chuyên đề ngành Nội vụ
a) Chế độ báo cáo chuyên đề ngành Nội vụ được ban hành tại văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính của cấp có thẩm quyền;
b) Chế độ báo cáo chuyên đề phải bao gồm các thành phần nội dung quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.
3. Yêu cầu đối với việc ban hành chế độ báo cáo đột xuất ngành Nội vụ
a) Chế độ báo cáo đột xuất ngành Nội vụ được ban hành tại văn bản hành chính của cấp có thẩm quyền;
b) Chế độ báo cáo đột xuất phải bao gồm các thành phần nội dung quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.
Như vậy, theo quy định trên thì việc ban hành chế độ báo cáo định kỳ ngành Nội vụ phải đáp ứng yêu cầu sau:
- Chế độ báo cáo định kỳ ngành Nội vụ phải được ban hành tại văn bản quy phạm pháp luật của cấp có thẩm quyền;
- Chế độ báo cáo định kỳ được ban hành phải bao gồm các thành phần nội dung quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 09/2019/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?