Chế độ báo cáo của Chính phủ được quy định như thế nào? Người phát ngôn của Chính phủ là ai? Chính phủ có trách nhiệm báo cáo với nhân dân các vấn đề gì?

Người phát ngôn của Chính phủ là ai? Chính phủ có trách nhiệm báo cáo với nhân dân các vấn đề gì? Chế độ báo cáo của Chính phủ được quy định như thế nào? - Câu hỏi của anh Văn Đạt đến từ Quảng Bình

Người phát ngôn của Chính phủ là ai? Chính phủ có trách nhiệm báo cáo với nhân dân các vấn đề gì?

Căn cứ vào Điều 43 Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Thông tin về hoạt động của Chính phủ cho Nhân dân
1. Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân về những vấn đề quan trọng theo quy định tại Điều 29 và Điều 37 Luật Tổ chức Chính phủ.
2. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ là người phát ngôn của Chính phủ, có trách nhiệm chủ động cung cấp thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước và tình hình kinh tế - xã hội nổi bật; tổ chức họp báo định kỳ, đột xuất để thông báo kết quả phiên họp Chính phủ, thông tin về các chính sách, quyết định quan trọng trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; trả lời những vấn đề dư luận xã hội và báo chí quan tâm; thực hiện thông cáo báo chí. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các địa phương khi có yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc theo đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, phải tham dự họp báo, trực tiếp trả lời và chịu trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời về các nội dung thuộc phạm vi chuyên ngành của mình.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Thực hiện nghiêm quy định về chế độ phát ngôn, chủ động cung cấp thông tin cho báo chí và Nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan thông tin đại chúng trong việc tiếp cận các thông tin chính xác, kịp thời về các sự kiện xảy ra trong ngành, lĩnh vực, địa phương mình;
b) Tổ chức đối thoại trực tiếp với Nhân dân bằng các hình thức thích hợp; họp báo định kỳ, họp báo khi ban hành các văn bản quan trọng, khi triển khai các chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, khi có các sự kiện đáng chú ý khác hoặc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ;
c) Thường xuyên, kịp thời cung cấp thông tin và thực hiện việc trả lời báo chí theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ là người phát ngôn của Chính phủ.

- Có trách nhiệm chủ động cung cấp thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước và tình hình kinh tế - xã hội nổi bật;

- Tổ chức họp báo định kỳ, đột xuất để thông báo kết quả phiên họp Chính phủ, thông tin về các chính sách, quyết định quan trọng trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

- Trả lời những vấn đề dư luận xã hội và báo chí quan tâm; thực hiện thông cáo báo chí.

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các địa phương khi có yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc theo đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, phải tham dự họp báo, trực tiếp trả lời và chịu trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời về các nội dung thuộc phạm vi chuyên ngành của mình.

Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân về những vấn đề quan trọng theo quy định tại Điều 29 Luật Tổ chức Chính phủ 2015Điều 37 Luật Tổ chức Chính phủ 2015.

Người phát ngôn của Chính phủ

Người phát ngôn của Chính phủ (Hình từ Internet)

Chế độ báo cáo của Chính phủ được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 40 Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Chế độ báo cáo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ:

- Chính phủ báo cáo công tác của Chính phủ với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước theo quy định của pháp luật; báo cáo đột xuất, chuyên đề theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

+ Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ giao một bộ, cơ quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng báo cáo;

+ Văn phòng Chính phủ thẩm tra, phối hợp với bộ, cơ quan chủ trì hoàn thiện báo cáo, trình Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

+ Đối với báo cáo đột xuất, chuyên đề theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ có thể ủy quyền cho một thành viên Chính phủ thay mặt Chính phủ ký báo cáo và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nội dung báo cáo.

- Thủ tướng Chính phủ báo cáo công tác, giải trình, trả lời chất vấn trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc phân công, ủy quyền cho một Phó Thủ tướng Chính phủ hoặc thành viên Chính phủ báo cáo, giải trình, trả lời chất vấn trong trường hợp cần thiết, phù hợp hoặc vắng mặt.

Thủ tướng Chính phủ giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng dự thảo, hoàn thiện báo cáo, giải trình, trả lời chất vấn, trình Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ được phân công xem xét, quyết định.

- Thủ tướng Chính phủ thực hiện hoặc phân công, ủy quyền cho Phó Thủ tướng Chính phủ thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

+ Thủ tướng Chính phủ giao một bộ, cơ quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng dự thảo báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ;

+ Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm thẩm tra, phối hợp với bộ, cơ quan chủ trì hoàn thiện dự thảo báo cáo, trình Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách cho ý kiến trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

- Thành viên Chính phủ thực hiện báo cáo công tác trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; giải trình, trả lời chất vấn trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền và trách nhiệm quản lý theo quy định.

Nhiệm vụ của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trong việc thông tin, báo cáo phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ là gì?

Căn cứ vào Điều 41 Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Thông tin, báo cáo phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
1. Các bộ, cơ quan, địa phương báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như sau:
a) Báo cáo định kỳ (hằng quý, 06 tháng, năm) tổng hợp về tình hình công tác, quản lý, điều hành, kết quả thực hiện chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; đề xuất, kiến nghị (nếu có):
- Báo cáo quý gửi chậm nhất vào ngày 15 của tháng cuối quý, báo cáo 06 tháng gửi chậm nhất vào ngày 15 tháng 6 hằng năm đến Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan.
- Báo cáo năm gửi Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hằng năm;
b) Các báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ;
c) Dự thảo báo cáo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trình các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Ngoại giao điểm tin đối ngoại hằng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng nước ngoài và cung cấp thông tin đối ngoại gửi Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ.
3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông vận tải (Ủy ban An toàn giao thông quốc gia), Thông tấn xã Việt Nam hằng ngày (kể cả dịp nghỉ Lễ, Tết) báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình biên giới, biển đảo, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, thông tin đối ngoại đáng chú ý.
4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện kết nối, cập nhật thường xuyên dữ liệu, tích hợp các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của bộ, cơ quan, địa phương với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ qua Trục liên thông văn bản quốc gia, ký số và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của thông tin dữ liệu, báo cáo.
5. Ngoài nhiệm vụ nêu tại khoản 1 và khoản 4 Điều này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Báo cáo nhanh hằng ngày về các vấn đề cần quan tâm phục vụ chỉ đạo, điều hành; đề xuất xử lý thông tin báo chí hằng ngày; công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ định kỳ hằng tháng, quý, 06 tháng, năm; các báo cáo khác theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ;
b) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan, địa phương kết nối, cập nhật, tích hợp, chia sẻ dữ liệu và thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo;
c) Xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển các hệ thống thông tin, trung tâm thông tin, chỉ đạo, điều hành được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao;
d) Tiếp nhận các ý kiến góp ý phản hồi của người dân, tổ chức phục vụ tham mưu công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.
6. Hằng tháng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách về công tác chỉ đạo, điều hành, các nhiệm vụ được giao thuộc trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan.

Ngoài nhiệm vụ nêu tại khoản 1 và khoản 4 nêu trên thì Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

- Báo cáo nhanh hằng ngày về các vấn đề cần quan tâm phục vụ chỉ đạo, điều hành; đề xuất xử lý thông tin báo chí hằng ngày; công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ định kỳ hằng tháng, quý, 06 tháng, năm; các báo cáo khác theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ;

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan, địa phương kết nối, cập nhật, tích hợp, chia sẻ dữ liệu và thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo;

- Xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển các hệ thống thông tin, trung tâm thông tin, chỉ đạo, điều hành được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao;

- Tiếp nhận các ý kiến góp ý phản hồi của người dân, tổ chức phục vụ tham mưu công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.

Chính phủ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hình thức hoạt động của Chính phủ được quy định ra sao?
Pháp luật
Tên mới của các Bộ sau sắp xếp, hợp nhất đề xuất? Tên gọi mới của các Bộ thuộc Chính phủ sau sắp xếp, hợp nhất dự kiến?
Pháp luật
Trong bộ máy hành chính, các bộ, cơ quan ngang bộ có cơ cấu tổ chức như thế nào? Cơ quan thuộc Chính phủ là gì?
Pháp luật
Trung tâm tin học không còn thuộc cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ từ 10/10/2022? Chính phủ bổ sung nhiệm vụ nào mới cho Văn phòng Chính phủ?
Pháp luật
Trong bộ máy hành chính, vị trí phó Thủ tướng có vai trò như thế nào? Trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ vắng mặt thì ai sẽ thay thế?
Pháp luật
Chế độ báo cáo của Chính phủ được quy định như thế nào? Người phát ngôn của Chính phủ là ai? Chính phủ có trách nhiệm báo cáo với nhân dân các vấn đề gì?
Pháp luật
Chính phủ hiện tại có bao nhiêu Phó Thủ tướng Chính phủ? Phó Thủ tướng Chính phủ có được thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ không?
Pháp luật
Cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc tổ chức thực hiện dịch vụ công được Chính phủ giao?
Pháp luật
Cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ gồm những phòng ban nào? Số lượng cấp phó của các phòng ban của cơ quan thuộc Chính phủ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì trong quản lý thông tin và truyền thông, quản lý văn hóa, thể thao và du lịch theo quy định pháp luật hiện hành?
Pháp luật
Văn phòng Chính phủ là cơ quan có chức năng gì? Văn phòng chính phủ có bao nhiêu cơ quan, đơn vị, tổ chức trực thuộc?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chính phủ
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
7,937 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chính phủ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chính phủ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào