Chế độ báo cáo trong công tác thi hành án dân sự được triển khai thực hiện như thế nào theo quy định của pháp luật?
- Báo cáo về công tác thi hành án được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Chế độ báo cáo thi hành án dân sự gồm các loại báo cáo nào?
- Nội dung, phạm vi, thời hạn, phương thức báo cáo trong thi hành án dân sự được quy định như thế nào?
- Ai có trách nhiệm thực hiện báo cáo, thẩm tra báo cáo về thi hành án dân sự?
Báo cáo về công tác thi hành án được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Chế độ báo cáo trong công tác thi hành án dân sự (Hình từ Internet)
Báo cáo về công tác thi hành án được thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại Điều 26 Thông tư 04/2023/TT-BTP (Có hiệu lực từ ngày 01/10/2023) như sau:
Nguyên tắc báo cáo về thi hành án
1. Cơ quan thi hành án dân sự phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng hạn các báo cáo về thi hành án dân sự theo quy định.
2. Nội dung báo cáo về công tác thi hành án dân sự phải bảo đảm đầy đủ, trung thực, chính xác, khách quan, phản ánh đúng tình hình thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị và theo yêu cầu của người có thẩm quyền.
Như vậy, báo cáo về công tác thi hành án được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Cơ quan thi hành án dân sự phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng hạn các báo cáo về thi hành án dân sự theo quy định.
- Nội dung báo cáo về công tác thi hành án dân sự phải bảo đảm đầy đủ, trung thực, chính xác, khách quan, phản ánh đúng tình hình thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị và theo yêu cầu của người có thẩm quyền.
Trước đây, theo Điều 25 Thông tư 01/2016/TT-BTP (Hết hiệu lực từ ngày 01/10/2023) quy định về nguyên tắc báo cáo về thi hành án như sau:
Nguyên tắc báo cáo về thi hành án
1. Cơ quan thi hành án phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng hạn các báo cáo về thi hành án dân sự. Việc chấp hành chế độ báo cáo, thống kê về thi hành án dân sự là một trong các điều kiện xét thi đua, khen thưởng hàng năm đối với các đơn vị.
2. Nội dung báo cáo về công tác thi hành án dân sự phải bảo đảm đầy đủ, trung thực, chính xác, khách quan, phản ánh đúng tình hình thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị và theo yêu cầu báo cáo của người có thẩm quyền.
Theo đó, báo cáo về công tác thi hành án được thực hiện theo những nguyên tắc sau đây:
- Cơ quan thi hành án phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng hạn các báo cáo về thi hành án dân sự. Việc chấp hành chế độ báo cáo, thống kê về thi hành án dân sự là một trong các điều kiện xét thi đua, khen thưởng hàng năm đối với các đơn vị.
- Nội dung báo cáo về công tác thi hành án dân sự phải bảo đảm đầy đủ, trung thực, chính xác, khách quan, phản ánh đúng tình hình thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị và theo yêu cầu báo cáo của người có thẩm quyền.
Chế độ báo cáo thi hành án dân sự gồm các loại báo cáo nào?
Chế độ báo cáo thi hành án dân sự gồm các loại báo cáo được quy định tại Điều 27 Thông tư 04/2023/TT-BTP (Có hiệu lực từ ngày 01/10/2023) như sau:
Các loại báo cáo trong thi hành án dân sự
1. Báo cáo định kỳ theo quy định trong Hệ thống thi hành án dân sự;
2. Báo cáo theo kế hoạch công tác của ngành, của đơn vị;
3. Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự cấp trên và cơ quan quản lý thi hành án dân sự; báo cáo theo yêu cầu của người có thẩm quyền.
Như vậy, chế độ báo cáo thi hành án dân sự gồm các loại báo cáo sau:
- Báo cáo định kỳ theo quy định trong Hệ thống thi hành án dân sự;
- Báo cáo theo kế hoạch công tác của ngành, của đơn vị;
- Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự cấp trên và cơ quan quản lý thi hành án dân sự; báo cáo theo yêu cầu của người có thẩm quyền.
Trước đây, theo Điều 26 Thông tư 01/2016/TT-BTP (Hết hiệu lực từ ngày 01/10/2023) quy định về các loại báo cáo trong thi hành án dân sự như sau:
Các loại báo cáo trong thi hành án dân sự
1. Báo cáo thường xuyên theo quy định;
2. Báo cáo theo kế hoạch công tác của ngành, của đơn vị;
3. Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự cấp trên và cơ quan quản lý thi hành án dân sự; báo cáo theo yêu cầu của người có thẩm quyền.
Theo đó, các loại báo cáo trong công tác thi hành án dân sự bao gồm:
- Báo cáo thường xuyên theo quy định;
- Báo cáo theo kế hoạch công tác của ngành, của đơn vị;
- Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự cấp trên và cơ quan quản lý thi hành án dân sự; báo cáo theo yêu cầu của người có thẩm quyền.
Nội dung, phạm vi, thời hạn, phương thức báo cáo trong thi hành án dân sự được quy định như thế nào?
Nội dung, phạm vi, thời hạn, phương thức báo cáo trong thi hành án dân sự được quy định tại Điều 28 Thông tư 04/2023/TT-BTP (Có hiệu lực từ ngày 01/10/2023) như sau:
Nội dung, phạm vi, thời hạn, phương thức báo cáo
1. Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự quy định về nội dung, phạm vi, thời hạn, phương thức báo cáo để thực hiện thống nhất trong nội bộ Hệ thống thi hành án dân sự.
2. Báo cáo tài chính, kế toán, đầu tư công thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính, kế toán, đầu tư công; chế độ kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự.
3. Báo cáo thống kê thi hành án thực hiện theo quy định của pháp luật về thống kê, thống kê thi hành án dân sự.
4. Báo cáo theo chế độ mật thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Như vậy, nội dung, phạm vi, thời hạn, phương thức báo cáo trong thi hành án dân sự được quy định như trên.
Trước đây, theo Điều 27 Thông tư 01/2016/TT-BTP (Hết hiệu lực từ ngày 01/10/2023) quy định về nội dung, phạm vi, thời hạn, phương thức báo cáo trong thi hành án dân sự như sau:
Nội dung, phạm vi, thời hạn, phương thức báo cáo
1. Nội dung, phạm vi, thời hạn, phương thức báo cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của người có thẩm quyền.
2. Báo cáo tài chính, kế toán thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính, kế toán; chế độ kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự.
3. Báo cáo thống kê thi hành án thực hiện theo quy định của pháp luật về thống kê, thống kê thi hành án dân sự.
Theo đó, nội dung, phạm vi, thời hạn, phương thức báo cáo trong thi hành án dân sự được quy định như sau:
- Nội dung, phạm vi, thời hạn, phương thức báo cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của người có thẩm quyền.
- Báo cáo tài chính, kế toán thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính, kế toán; chế độ kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự.
- Báo cáo thống kê thi hành án thực hiện theo quy định của pháp luật về thống kê, thống kê thi hành án dân sự.
Ai có trách nhiệm thực hiện báo cáo, thẩm tra báo cáo về thi hành án dân sự?
Người có trách nhiệm thực hiện báo cáo, thẩm tra báo cáo về thi hành án dân sự được quy định tại Điều 29 Thông tư 04/2023/TT-BTP (Có hiệu lực từ ngày 01/10/2023) như sau:
Trách nhiệm thực hiện báo cáo, thẩm tra báo cáo về thi hành án
1. Thủ trưởng cơ quan nơi thực hiện báo cáo chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác, kịp thời và nội dung báo cáo.
2. Cơ quan nhận báo cáo, cơ quan đã yêu cầu báo thực hiện thẩm tra báo cáo trong trường hợp cần xác định tính chính xác của các thông tin trong báo cáo.
3. Việc chấp hành chế độ báo cáo, thống kê về thi hành án dân sự là một trong những điều kiện xét thi đua, khen thưởng hàng năm.
Như vậy, trách nhiệm thực hiện báo cáo, thẩm tra báo cáo về thi hành án dân sự được quy định như sau:
- Thủ trưởng cơ quan nơi thực hiện báo cáo chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác, kịp thời và nội dung báo cáo.
- Cơ quan nhận báo cáo, cơ quan đã yêu cầu báo thực hiện thẩm tra báo cáo trong trường hợp cần xác định tính chính xác của các thông tin trong báo cáo.
- Việc chấp hành chế độ báo cáo, thống kê về thi hành án dân sự là một trong những điều kiện xét thi đua, khen thưởng hàng năm.
Trước đây, theo Điều 28 Thông tư 01/2016/TT-BTP (Hết hiệu lực từ ngày 01/10/2023) quy định về trách nhiệm thực hiện báo cáo, thẩm tra báo cáo về thi hành án như sau:
Trách nhiệm thực hiện báo cáo, thẩm tra báo cáo về thi hành án
1. Thủ trưởng cơ quan nơi thực hiện báo cáo chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác, kịp thời và nội dung báo cáo.
2. Để đảm bảo tính chính xác của các thông tin trong báo cáo, cơ quan nhận báo cáo theo quy định của pháp luật, Thủ trưởng cơ quan nơi đã yêu cầu báo cáo tiến hành thẩm tra báo cáo nếu thấy cần thiết.
Theo đó, nhiệm thực hiện báo cáo, thẩm tra báo cáo về thi hành án dân sự được quy định như sau:
- Thủ trưởng cơ quan nơi thực hiện báo cáo chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác, kịp thời và nội dung báo cáo.
- Để đảm bảo tính chính xác của các thông tin trong báo cáo, cơ quan nhận báo cáo theo quy định của pháp luật, Thủ trưởng cơ quan nơi đã yêu cầu báo cáo tiến hành thẩm tra báo cáo nếu thấy cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?