Chế độ đối với giáo viên trung học cơ sở dạy bồi dưỡng học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh được chi trả như thế nào?
- Chế độ đối với giáo viên trung học cơ sở dạy bồi dưỡng học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh được chi trả như thế nào?
- Giáo viên trung học cơ sở dạy bồi dưỡng học sinh giỏi vượt giờ thì tính lương làm thêm giờ thế nào?
- Kinh phí thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với giáo viên trung học cơ sở dạy bồi dưỡng học sinh giỏi ra sao?
Chế độ đối với giáo viên trung học cơ sở dạy bồi dưỡng học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh được chi trả như thế nào?
Về vấn đề của anh, tại Điều 6 Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định:
Định mức tiết dạy
Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:
1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết;
Bên cạnh đó, tại điểm b khoản 2 Điều 11 Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT có nêu:
Quy đổi các hoạt động chuyên môn khác ra tiết dạy
…
2. ...Việc quy đổi những hoạt động này ra tiết dạy để tính số giờ giảng dạy cho từng giáo viên được thực hiện như sau:
...
b) Đối với giáo viên được huy động tham gia công tác hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ do Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thì 1 tiết hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn thực tế được tính bằng 1,5 tiết định mức;
...
d) Hiệu trưởng nhà trường căn cứ tình hình thực tế quy định việc quy đổi tiết dạy đối với các công việc chuyên môn khác sau khi có ý kiến đồng ý của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo theo phân cấp quản lý đối với các cơ sở giáo dục.
Theo đó, nếu việc bồi dưỡng học sinh giỏi theo yêu cầu của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Giáo dục và Đào tạo thì 1 tiết hướng dẫn, bồi dưỡng thực tế được tính bằng 1,5 tiết định mức tiết dạy của giáo viên trung học cơ sở.
Còn nếu theo yêu cầu của Hiệu trưởng thì sẽ có văn bản riêng nêu về việc quy đổi sau khi có ý kiến của cấp quản lý.
Do đó, khi tính lương cho giáo viên trung học cơ sở dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, căn cứ vào số tiết dạy học sinh giỏi để giảm tương ứng giờ dạy định mức.
Bồi dưỡng học sinh giỏi (Hình từ Internet)
Giáo viên trung học cơ sở dạy bồi dưỡng học sinh giỏi vượt giờ thì tính lương làm thêm giờ thế nào?
Trong trường hợp giáo viên trung học cơ sở dạy bồi dưỡng học sinh giỏi vượt quá định mức giờ dạy quy định của cấp mình thì được tính tiền lương dạy thêm giờ theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC.
Còn đối chế độ bồi dưỡng bằng tiền thì hiện không có thông tin cụ thể, nếu có thì sẽ do từng địa phương ban hành riêng mà thôi.
Bên cạnh đó, tại khoản 6 Điều 3 Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC có quy định nguyên tắc tính trả tiền lương dạy thêm giờ cho giáo viên trung học cơ sở:
Nguyên tắc tính trả tiền lương dạy thêm giờ
...
6. Chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị hoặc bộ môn thiếu số lượng nhà giáo do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đơn vị hoặc bộ môn không thiếu nhà giáo thì chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi có nhà giáo nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hoặc đi học tập, bồi dưỡng, tham gia đoàn kiểm tra, thanh tra và tham gia những công việc khác (sau đây gọi chung là đi làm nhiệm vụ khác) do cấp có thẩm quyền phân công, điều động phải bố trí nhà giáo khác dạy thay.
Kinh phí thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với giáo viên trung học cơ sở dạy bồi dưỡng học sinh giỏi ra sao?
Theo Điều 5 Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC có quy định về nguồn kinh phí thực hiện:
Nguồn kinh phí
1. Đối với các cơ sở giáo dục công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên: Kinh phí thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ do ngân sách nhà nước bảo đảm và giao trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ sở giáo dục theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành.
2. Đối với các cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên: Kinh phí thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ được đảm bảo từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị và từ nguồn ngân sách nhà nước cấp theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành.
3. Đối với các cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên: Kinh phí thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ được đảm bảo từ các nguồn thu tự đảm bảo kinh phí hoạt động của đơn vị.
Theo đó:
- Đối với các cơ sở giáo dục công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên: Kinh phí thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ do ngân sách nhà nước bảo đảm và giao trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ sở giáo dục theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành.
- Đối với các cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên: Kinh phí thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ được đảm bảo từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị và từ nguồn ngân sách nhà nước cấp theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành.
- Đối với các cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên: Kinh phí thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ được đảm bảo từ các nguồn thu tự đảm bảo kinh phí hoạt động của đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?