Chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh được xác định ra sao?
Chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh được xác định ra sao?
Theo khoản 2 Điều 1 Quyết định 171/2005/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định như sau:
Thẩm phán Toà án nhân dân các cấp (kể cả Chánh án Toà án nhân dân tối cao), Thư ký Toà án và Thẩm tra viên thuộc ngành Toà án được áp dụng phụ cấp trách nhiệm theo nghề theo quy định sau đây:
1. Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
2. Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
3. Thẩm phán Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 30% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
4. Thư ký Toà án các cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
5. Thẩm tra viên cao cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 15% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
6. Thẩm tra viên chính được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
7. Thẩm tra viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Theo đó, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh có dùng để tính đóng BHXH bắt buộc không?
Theo tiểu mục 2 Mục III Thông tư liên tịch 04/2005/TTLT-TANDTC-BNV-BTC quy định như sau:
III. NGUỒN KINH PHÍ VÀ CÁCH CHI TRẢ
1. Nguồn kinh phí
Năm 2004 và năm 2005, nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán, Thư ký Tòa án và Thẩm tra viên ngành Tòa án thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2005/TT-BTC ngày 06/01/2005 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức thực hiện cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Từ năm 2006 trở đi, kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán, Thư ký Tòa án và Thẩm tra viên ngành Tòa án được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của ngành Tòa án nhân dân.
2. Cách chi trả
a. Phụ cấp trách nhiệm đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán, Thư ký Tòaán và Thẩm tra viên thuộc biên chế trả lương của Tòa án nào thì do Tòa án đó chi trả;
b. Phụ cấp trách nhiệm được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và quyết toán theo quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính hiện hành.
c. Mức phụ cấp trách nhiệm quy định tại Thông tư này không được dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
...
Theo quy định thì chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh không được dùng để tính đóng BHXH bắt buộc.
Chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh được xác định ra sao? (Hình từ Internet)
Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm như thế nào?
Theo Điều 76 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm như sau:
Trách nhiệm của Thẩm phán
1. Trung thành với Tổ quốc, gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
2. Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
3. Độc lập, vô tư, khách quan, bảo vệ công lý trong xét xử; chấp hành quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán, giữ gìn uy tín của Tòa án.
4. Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác theo quy định của pháp luật.
5. Học tập, nghiên cứu để nâng cao kiến thức, trình độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ Tòa án.
6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và các quyết định của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật. Thẩm phán trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì Tòa án nơi Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ xét xử có trách nhiệm bồi thường và Thẩm phán đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Tòa án theo quy định của luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?