Chế tài đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa khi không hướng dẫn khách du lịch tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam là gì?

Tôi có câu hỏi muốn được giải đáp thắc mắc như sau chế tài đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa khi không hướng dẫn khách du lịch tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam là gì? Câu hỏi của anh C.B.B đến từ TP.HCM.

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có phải hướng dẫn khách du lịch tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 37 Luật Du lịch 2017 về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa như sau:

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành
1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các dịch vụ du lịch, chương trình du lịch cho khách du lịch theo phạm vi kinh doanh quy định trong giấy phép;
b) Bảo đảm duy trì các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật này; công khai tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển hiệu tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch, trong hợp đồng lữ hành, trên ấn phẩm quảng cáo và trong giao dịch điện tử;
c) Thông báo về việc thay đổi người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành, gửi hồ sơ về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành thay thế cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trong thời hạn 15 ngày kể từ khi thay đổi;
d) Cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch cho khách du lịch;
đ) Mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch, trừ trường hợp khách du lịch đã có bảo hiểm cho toàn bộ chương trình du lịch;
e) Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng lữ hành; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng;
g) Chấp hành, phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định của nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam và nơi đến du lịch; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong thời gian tham gia chương trình du lịch;
h) Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu giữ hồ sơ theo quy định của pháp luật;

Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có nghĩa vụ trong việc chấp hành, phổ biến, hướng dẫn khách du lịch ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam và nơi đến du lịch.

Chế tài đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa khi không hướng dẫn khách du lịch tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam là gì?

Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 45/2019/NĐ-CP vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành

Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành
...
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không hướng dẫn, cung cấp cho bên nhận đại lý lữ hành thông tin liên quan đến chương trình du lịch;
b) Không phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định của nơi đến du lịch;
c) Không phổ biến, hướng dẫn khách du lịch ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam và nơi đến du lịch;
d) Hợp đồng lữ hành thiếu một trong các nội dung theo quy định;
đ) Chương trình du lịch thiếu một trong các nội dung theo quy định;
e) Hợp đồng đại lý lữ hành thiếu một trong các nội dung theo quy định.

...
15. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 11 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 12 tháng đến 18 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 12, khoản 13 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 18 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm c khoản 14 Điều này;
d) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 9 Điều này;
đ) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 14 Điều này.
16. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 8, điểm b khoản 12, điểm a và điểm b khoản 13, khoản 14 Điều này;
b) Buộc thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 7 Điều này.

Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP thì mức phạt áp dụng cho Điều này là mức phạt áp dụng cho tổ chức.

Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa không phổ biến, hướng dẫn khách du lịch ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam và nơi đến du lịch thì có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Chế tài đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa khi không hướng dẫn khách du lịch tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam là gì?

Chế tài đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa khi không hướng dẫn khách du lịch tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)

Bản sắc văn hóa dân tộc là gì? Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch như thế nào?

Bản sắc văn hóa dân tộc là thuật ngữ chỉ sắc thái, vẻ đẹp và tính chất đặc biệt, cái riêng của một nền văn hóa, của một dân tộc để phân biệt với những dân tộc khác trên thế giới.

Bản sắc văn hóa dân tộc là cái gốc của nền văn hóa, những đặc trưng không thể trộn lẫn trong cội nguồn văn hóa của mỗi dân tộc.

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là những nét đặc trưng đặc biệt làm nên sắc thái, bản lĩnh và dấu ấn riêng của dân tộc Việt, từ những nét đó để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác.

Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch được quy định tại Điều 6 Luật Du lịch 2017; cụ thể như sau:

- Cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch; có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa địa phương; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường.

- Cộng đồng dân cư được tạo điều kiện để đầu tư phát triển du lịch, khôi phục và phát huy các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian, ngành, nghề thủ công truyền thống, sản xuất hàng hóa của địa phương phục vụ khách du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương.

Kinh doanh dịch vụ lữ hành Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Kinh doanh dịch vụ lữ hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành có phải mua bảo hiểm du lịch cho quãng đường nội địa cho tour du lịch quốc tế hay không?
Pháp luật
Công ty được cấp phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa đã ký quỹ 20 triệu làm hồ sơ cấp phép lữ hành quốc tế thì ký quỹ thêm 30 triệu hay nộp 50 triệu?
Pháp luật
Hợp đồng lữ hành có bắt buộc phải có điều khoản loại trừ trách nhiệm trong trường hợp bất khả kháng không?
Pháp luật
Mẫu giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là mẫu nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành tự ý thay đổi những dịch vụ đã ký kết khi không được sự đồng ý của khách du lịch thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành có bắt buộc phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có nghĩa vụ thông báo về việc thay đổi người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành không?
Pháp luật
Hợp đồng lữ hành cần phải có những nội dung chính nào? Khách du lịch mua chương trình du lịch thông qua đại lý lữ hành thì hợp đồng lữ hành được giao kết bởi ai?
Pháp luật
Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa theo mẫu do cơ quan nào có thẩm quyền quy định?
Pháp luật
Thời hạn thông báo thay đổi người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là bao nhiêu ngày?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh doanh dịch vụ lữ hành
448 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh doanh dịch vụ lữ hành

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kinh doanh dịch vụ lữ hành

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào