Chế tài đối với hành vi quản lý, sử dụng phim nhập khẩu không đúng mục đích phục vụ hoạt động nghiên cứu là gì?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau theo quy định của pháp luật thì chế tài đối với hành vi quản lý, sử dụng phim nhập khẩu không đúng mục đích phục vụ hoạt động nghiên cứu là gì? Câu hỏi của anh T.L.A đến từ TP.HCM.

Việc quản lý, sử dụng phim nhập khẩu phục vụ hoạt động nghiên cứu, giáo dục thuộc trách nhiệm của ai?

Căn cứ tại Điều 17 Luật Điện ảnh 2022 quy định về xuất khẩu phim, nhập khẩu phim như sau:

Xuất khẩu phim, nhập khẩu phim
1. Tổ chức, cá nhân chỉ được xuất khẩu phim đã được cấp Giấy phép phân loại phim hoặc Quyết định phát sóng.
2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phim phải cam kết bằng văn bản về nội dung phim không vi phạm quy định tại Điều 9 của Luật này gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3. Người đứng đầu tổ chức, cá nhân nhập khẩu phim chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung phim nhập khẩu để phổ biến phim; quản lý, sử dụng phim phục vụ hoạt động nghiên cứu, giáo dục, lưu trữ và lưu hành nội bộ.
4. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia xuất khẩu phim.

Như vậy, người đứng đầu tổ chức, cá nhân nhập khẩu phim chịu trách nhiệm trước pháp luật:

+ Về nội dung phim nhập khẩu để phổ biến phim;

+ Quản lý, sử dụng phim phục vụ hoạt động nghiên cứu, giáo dục, lưu trữ và lưu hành nội bộ.

Hay nói cách khác, người đứng đầu tổ chức, cá nhân nhập khẩu phim chịu trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng phim phục vụ hoạt động nghiên cứu, giáo dục, lưu trữ và lưu hành nội bộ.

Việc quản lý, sử dụng phim nhập khẩu phục vụ hoạt động nghiên cứu, giáo dục thuộc trách nhiệm của ai?

Việc quản lý, sử dụng phim nhập khẩu phục vụ hoạt động nghiên cứu, giáo dục thuộc trách nhiệm của ai? (Hình từ Internet)

Chế tài đối với hành vi quản lý, sử dụng phim nhập khẩu không đúng mục đích phục vụ hoạt động nghiên cứu là gì?

Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP vi phạm quy định về phát hành phim:

Vi phạm quy định về phát hành phim
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quản lý, sử dụng phim nhập khẩu không đúng mục đích phục vụ hoạt động nghiên cứu, giáo dục, lưu trữ và lưu hành nội bộ.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không cam kết bằng văn bản về nội dung phim không vi phạm quy định tại Điều 9 Luật Điện ảnh đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định trong trường hợp nhập khẩu phim.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu phim đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc gửi văn bản cam kết không vi phạm quy định tại Điều 9 Luật Điện ảnh đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, đối với hành vi quản lý, sử dụng phim nhập khẩu không đúng mục đích phục vụ hoạt động nghiên cứu, giáo dục, lưu trữ và lưu hành nội bộ thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Đồng thời, bị tịch thu phim và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi trên.

Lưu ý: theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức:

Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.

Theo đó, mức phạt trên là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Nguyên tắc hoạt động điện ảnh được quy định như thế nào?

Nguyên tắc hoạt động điện ảnh được quy định tại Điều 4 Luật Điện ảnh 2022, cụ thể:

- Xây dựng nền điện ảnh Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của Nhân dân và hội nhập quốc tế.

- Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bảo đảm tính nhân văn, thẩm mỹ và giải trí.

- Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do sáng tạo trong khuôn khổ của pháp luật, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh.

- Bảo đảm sự bình đẳng, cạnh tranh công bằng của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh và phát triển công nghiệp điện ảnh.

- Phát triển công nghiệp điện ảnh phù hợp quy luật thị trường và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Sử dụng hiệu quả, công khai, minh bạch, có trọng tâm, trọng điểm ngân sách nhà nước và các nguồn lực xã hội đầu tư, hỗ trợ cho điện ảnh, ưu tiên vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và nông thôn.

- Tuân thủ quy định của pháp luật, chuẩn mực đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp và có trách nhiệm xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh.

Hoạt động điện ảnh Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Hoạt động điện ảnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phim loại C là gì? Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh dẫn đến phim không được phép phổ biến?
Pháp luật
Các nội dung bị cấm trong hoạt động điện ảnh là gì? Sản xuất phim tuyên truyền tệ nạn xã hội bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Tiết lộ bí mật đời tư của cá nhân trong hoạt động điện ảnh có phải là hành vi vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Trong hoạt động điện ảnh thì đơn vị chiếu phim có được tham gia hợp đồng kinh doanh với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài không?
Pháp luật
Việc dịch, biên tập và làm phụ đề phim để phục vụ hoạt động giới thiệu đất nước, con người Việt Nam phải bảo đảm những yêu cầu nào?
Pháp luật
Chế tài đối với hành vi quản lý, sử dụng phim nhập khẩu không đúng mục đích phục vụ hoạt động nghiên cứu là gì?
Pháp luật
Lưu trữ phim có nội dung xúc phạm các anh hùng dân tộc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?
Pháp luật
Hoạt động điện ảnh tại Việt Nam có nội dung xuyên tạc lịch sử Việt Nam thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Hoạt động điện ảnh gồm những hoạt động nào? Nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế đối với người tham gia hoạt động điện ảnh không?
Pháp luật
Thủ tục công nhận đủ điều kiện phân loại phim phổ biến trên không gian mạng được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động điện ảnh
515 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động điện ảnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hoạt động điện ảnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào