Chế tài đối với Hiệp hội công chứng viên Việt Nam khi không báo cáo Bộ Tư pháp về đề án tổ chức đại hội nhiệm kỳ là gì?
- Hiệp hội công chứng viên Việt Nam có bắt buộc phải báo cáo Bộ Tư pháp về Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ không?
- Chế tài đối với Hiệp hội công chứng viên Việt Nam khi không báo cáo Bộ Tư pháp về đề án tổ chức đại hội nhiệm kỳ là gì?
- Mục đích của việc thành lập tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên là gì?
Hiệp hội công chứng viên Việt Nam có bắt buộc phải báo cáo Bộ Tư pháp về Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ không?
Căn cứ tại Điều 30 Nghị định 29/2015/NĐ-CP về nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam
1. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên theo quy định của Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và theo quy định của pháp luật.
2. Kết nạp, khai trừ hội viên; khen thưởng, kỷ luật hội viên; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam.
3. Ban hành Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; giám sát hội viên trong việc tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng và quy định của pháp luật về công chứng.
4. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập sự hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật; tham gia xây dựng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
5. Thành lập Quỹ bồi thường thiệt hại trong phạm vi tổ chức mình để hỗ trợ việc bồi thường thiệt hại do lỗi của hội viên khi hành nghề công chứng trong trường hợp bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của hội viên không đủ bồi thường; quản lý Quỹ bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về công chứng theo quy định của pháp luật.
7. Kiểm tra việc thực hiện Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam; đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ nghị quyết, quyết định, quy định của Hội công chứng viên trái với Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ nghị quyết, quyết định, quy định của Hội công chứng viên trái với quy định của pháp luật.
8. Báo cáo Bộ Tư pháp về Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, phương án nhân sự, kết quả Đại hội; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc báo cáo khác theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.
9. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam.
Như vậy, Hiệp hội công chứng viên Việt Nam phải có trách nhiệm báo cáo Bộ Tư pháp về Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, phương án nhân sự, kết quả Đại hội.
Chế tài đối với Hiệp hội công chứng viên Việt Nam khi không báo cáo Bộ Tư pháp về đề án tổ chức đại hội nhiệm kỳ là gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 82/2020/NĐ-CP hành vi vi phạm của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên như sau:
Hành vi vi phạm của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với Hiệp hội công chứng viên Việt Nam không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc báo cáo khác theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với Hiệp hội công chứng viên Việt Nam không báo cáo Bộ Tư pháp về đề án tổ chức đại hội nhiệm kỳ, phương án nhân sự, kết quả đại hội.
Như vậy, Hiệp hội công chứng viên Việt Nam không báo cáo Bộ Tư pháp về đề án tổ chức đại hội nhiệm kỳ, phương án nhân sự, kết quả đại hội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Trong đó, theo quy định tại Điều 27 Nghị định 29/2015/NĐ-CP thì:
Hiệp hội công chứng viên Việt Nam là Tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của các công chứng viên Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật Công chứng 2014.
Hiệp hội công chứng viên Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự quản, công khai, minh bạch, phi lợi nhuận, tự chịu trách nhiệm về kinh phí hoạt động phù hợp với quy định của Luật Công chứng 2014 và Nghị định 29/2015/NĐ-CP.
Hiệp hội công chứng viên Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Bên cạnh đó, hoạt động của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Chế tài đối với Hiệp hội công chứng viên Việt Nam khi không báo cáo Bộ Tư pháp về đề án tổ chức đại hội nhiệm kỳ là gì? (Hình từ Internet)
Mục đích của việc thành lập tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Công chứng 2014 thì tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên là tổ chức tự quản được thành lập ở cấp trung ương và cấp tỉnh để đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các công chứng viên; ban hành quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật về công chứng, quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; tham gia cùng cơ quan nhà nước trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập sự hành nghề công chứng; tham gia ý kiến với cơ quan có thẩm quyền trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm công chứng viên, thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng, chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng và thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến hoạt động công chứng theo quy định của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?