Chế tài đối với nhà đầu tư không gửi thông báo việc tự ngừng hoạt động của dự án đầu tư trong thời hạn quy định là gì?
- Nhà đầu tư phải gửi thông báo việc tự ngừng hoạt động của dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư khi nào?
- Chế tài đối với nhà đầu tư không gửi thông báo việc tự ngừng hoạt động của dự án đầu tư trong thời hạn quy định là gì?
- Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư khi nào?
Nhà đầu tư phải gửi thông báo việc tự ngừng hoạt động của dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư khi nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 56 Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì đối với trường hợp tự quyết định ngừng hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật Đầu tư 2020:
Nhà đầu tư phải gửi thông báo việc tự ngừng hoạt động của dự án đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định tự ngừng hoạt động của dự án đầu tư.
Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận và thông báo việc ngừng hoạt động của dự án đầu tư cho các cơ quan liên quan.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật Đầu tư 2020 thì trường hợp ngừng hoạt động của dự án đầu tư vì lý do bất khả kháng thì nhà đầu tư được Nhà nước miễn tiền thuê đất, giảm tiền sử dụng đất trong thời gian ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả do bất khả kháng gây ra.
Nhà đầu tư phải gửi thông báo việc tự ngừng hoạt động của dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư khi nào? (Hình từ Internet)
Chế tài đối với nhà đầu tư không gửi thông báo việc tự ngừng hoạt động của dự án đầu tư trong thời hạn quy định là gì?
Căn cứ tại điểm d khoản 2 Điều 15 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, điểm d khoản 3 Điều 15 Nghị định 122/2021/NĐ-CP vi phạm về chế độ thông tin, báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam:
Vi phạm về chế độ thông tin, báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam
...
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư hoặc báo cáo không đúng thời hạn theo quy định;
b) Báo cáo không trung thực, không chính xác về hoạt động đầu tư;
c) Không gửi hồ sơ thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt văn phòng điều hành trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC;
d) Không gửi thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định ngừng hoạt động của dự án đầu tư;
đ) Không thông báo hoặc không gửi quyết định chấm dứt hoạt động dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hoạt động dự án đầu tư đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Đầu tư.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bổ sung các nội dung còn thiếu trong trường hợp báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đầy đủ nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư trong trường hợp không thực hiện chế độ báo cáo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
d) Buộc gửi thông báo hoặc quyết định chấm dứt hoạt động dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm d và điểm đ khoản 2 Điều này.
Như vậy, đối với hành vi không gửi thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định tự ngừng hoạt động của dự án đầu tư thì:
- Có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
- Buộc gửi thông báo việc tự ngừng hoạt động của dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP thì mức phạt trên là mức phạt đối với tổ chức. Mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.
Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư khi nào?
Đối chiếu với nquy định tại khoản 2 Điều 47 Luật Đầu tư 2020 về ngừng hoạt động của dự án đầu tư:
Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:
(i) Để bảo vệ di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của Luật Di sản văn hóa;
(ii) Để khắc phục vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường;
(iii) Để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động theo đề nghị của cơ quan nhà nước quản lý về lao động;
(iv) Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài;
(v) Nhà đầu tư không thực hiện đúng nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng tiếp tục vi phạm.
Như vậy, có tổng cộng 05 trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?