Chế tài đối với tổ chức không công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc bị dừng phổ biến phim là gì?
- Tổ chức bị dừng phổ biến phim có bắt buộc phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc dừng phổ biến phim không?
- Chế tài đối với tổ chức không công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc bị dừng phổ biến phim là gì?
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về điện ảnh như thế nào?
Tổ chức bị dừng phổ biến phim có bắt buộc phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc dừng phổ biến phim không?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 30 Luật Điện ảnh 2022 về dừng phổ biến phim:
Theo đó, tổ chức bị dừng phổ biến phim phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc dừng phổ biến phim và:
Lưu ý số 1: tổ chức bị dừng phổ biến phim phải chịu trách nhiệm bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật.
Lưu ý số 2: cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định dừng phổ biến phim bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do, thời điểm, thời hạn dừng phổ biến phim đối với một trong các trường hợp sau đây:
- Vi phạm quy định tại Điều 9 của Luật Điện ảnh 2022;
- Vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, dịch bệnh hoặc tình trạng khẩn cấp.
Trong đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định dừng phổ biến phim là cơ quan cấp Giấy phép phân loại phim, cơ quan tiếp nhận thông báo về nội dung, chương trình chiếu phim tại địa điểm chiếu phim công cộng hoặc cơ quan thanh tra theo quy định của Chính phủ.
Chế tài đối với tổ chức không công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc bị dừng phổ biến phim là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP vi phạm quy định về phổ biến phim:
Vi phạm quy định về phổ biến phim
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phổ biến phim ngoài khoảng thời gian được phổ biến theo quy định tại rạp chiếu phim; địa điểm chiếu phim công cộng trừ phương tiện vận tải hành khách công cộng;
b) Không công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc bị dừng phổ biến phim theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc bị dừng phổ biến phim đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép phân loại phim đối với hành vi quy định tại điểm a trong trường hợp giấy phép đã được cấp và hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1, điểm d khoản 4 Điều này;
d) Buộc gỡ bỏ phim trên không gian mạng đối với hành vi quy định tại khoản 7 Điều này.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
Do đó, mức phạt trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân.
Như vậy, chế tài đối với tổ chức không công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc bị dừng phổ biến phim như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
- Buộc công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc bị dừng phổ biến phim đối với hành vi trên.
Chế tài đối với tổ chức không công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc bị dừng phổ biến phim là gì? (Hình từ Internet)
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về điện ảnh như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Điện ảnh 2022 thì Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về điện ảnh và có trách nhiệm sau đây:
- Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về điện ảnh, chiến lược, kế hoạch phát triển điện ảnh;
- Thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về điện ảnh;
- Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động điện ảnh; hệ thống chỉ tiêu thống kê, cơ sở dữ liệu ngành điện ảnh;
- Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực điện ảnh;
- Hợp tác quốc tế trong hoạt động điện ảnh; quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh trong nước và nước ngoài;
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động điện ảnh;
- Cấp, thu hồi giấy phép trong hoạt động điện ảnh; dừng phổ biến phim theo thẩm quyền;
- Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động điện ảnh;
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động điện ảnh theo thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?