Chế tài đối với tổ chức quản lý điểm du lịch khi không bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường theo quy định là gì?
Chế tài đối với tổ chức quản lý điểm du lịch khi không bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường theo quy định là gì?
Căn cứ tại điểm e khoản 3 Điều 16 Nghị định 45/2019/NĐ-CP vi phạm quy định về quản lý điểm du lịch, khu du lịch như sau:
Vi phạm quy định về quản lý điểm du lịch, khu du lịch
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không công khai số điện thoại, địa chỉ của tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch hoặc khu du lịch.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có biển chỉ dẫn, thuyết minh hoặc biển báo về giao thông, các cơ sở dịch vụ, các điểm tham quan theo quy định;
b) Không có nội quy theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có bộ phận thông tin hỗ trợ khách du lịch theo quy định;
b) Không có bộ phận bảo vệ trực 24 giờ mỗi ngày;
c) Không có bộ phận cứu hộ, cứu nạn theo quy định;
d) Không cung cấp dịch vụ thuyết minh, hướng dẫn du lịch theo quy định;
đ) Không có biện pháp quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong phạm vi quản lý theo quy định;
e) Không bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Lưu ý: theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP thì mức phạt trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, tổ chức quản lý điểm du lịch không bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường theo quy định thì sẽ bị phạt tiền 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Chế tài đối với tổ chức quản lý điểm du lịch khi không bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường theo quy định là gì? (Hình từ Internet)
Tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch có bắt buộc phải bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường hay không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 25 Luật Du lịch 2017 về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch
1. Tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch có quyền sau đây:
a) Đầu tư, khai thác, bảo vệ tài nguyên du lịch;
b) Ban hành nội quy; tổ chức kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch;
c) Tổ chức dịch vụ hướng dẫn; quy định, quản lý việc sử dụng hướng dẫn viên du lịch trong phạm vi quản lý;
d) Được thu phí theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch có nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này;
b) Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan;
c) Quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong phạm vi quản lý;
d) Bảo đảm an toàn cho khách du lịch, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường tại điểm du lịch;
đ) Tổ chức tiếp nhận và giải quyết kịp thời kiến nghị của khách du lịch trong phạm vi quản lý.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 11 Nghị định 168/2017/NĐ-CP về điều kiện công nhận điểm du lịch như sau:
Điều kiện công nhận điểm du lịch
...
3. Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, bao gồm:
a) Có bộ phận bảo vệ trực 24 giờ mỗi ngày;
b) Công khai số điện thoại, địa chỉ của tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch;
c) Có hình thức tiếp nhận và giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị của khách du lịch;
d) Nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng, được bố trí đủ, tương ứng với số lượng khách du lịch vào thời kỳ cao điểm;
đ) Có biện pháp thu gom và xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường;
e) Áp dụng các biện pháp phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch có nghĩa vụ bảo đảm an toàn cho khách du lịch, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường tại điểm du lịch trong đó có việc bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường theo quy định.
Có những nguyên tắc phát triển du lịch nào theo quy định?
Nguyên tắc phát triển du lịch được quy định tại Điều 4 Luật Du lịch 2017; cụ thể như sau:
- Phát triển du lịch bền vững, theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm.
- Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, tài nguyên thiên nhiên, khai thác lợi thế của từng địa phương và tăng cường liên kết vùng.
- Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
- Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.
- Phát triển đồng thời du lịch nội địa và du lịch quốc tế; tôn trọng và đối xử bình đẳng đối với khách du lịch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?