Chế tài khi các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc là gì?

Tôi có câu hỏi như sau chế tài khi các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc là gì? Câu hỏi của anh U.P.Q đến từ TP.HCM.

Thuần phong, mỹ tục của dân tộc là gì?

Thuần phong, mỹ tục

Thuần phong, mỹ tục của dân tộc là gì? (Hình từ Internet)

Hiện nay, tại các Luật Di sản văn hóa 2001 cũng như các văn bản khác chưa có quy định pháp luật nào định nghĩa một cách rõ ràng thuần phong, mỹ tục là gì.

Có thể hiểu một cách thông thường thuần phong mỹ tục là giữ gìn những tập quán, thói quen tốt đẹp mang tính chất đặc thù, bản sắc của dân tộc.

Hay rộng hơn, thuần phong mỹ tục bao gồm các phong tục, tập quán, lối sống văn minh, những điều tốt đẹp ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận và làm theo.

Các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam có được quyền đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc hay không?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 181/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 70/2021/NĐ-CP các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam phải tuân thủ những quy định như sau:

Hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam
4. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam tuân thủ các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 13 Luật Quảng cáo và các quy định sau:
a) Thông báo thông tin liên hệ với Bộ Thông tin và Truyền thông những nội dung sau:
b) Không đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng, Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ;
c) Thực hiện việc ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định tại Điều 14, Nghị định này; cung cấp thông tin về tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động quảng cáo xuyên biên giới có dấu hiệu vi phạm pháp luật cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền khi có yêu cầu.
5. Người phát hành quảng cáo, người quảng cáo khi tham gia giao kết hợp đồng với người kinh doanh dịch vụ quảng cáo (bao gồm tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới) có quyền và nghĩa vụ:
a) Yêu cầu người kinh doanh dịch vụ quảng cáo không đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng, Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ;

Như vậy, các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam không được quyền đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

Bên cạnh đó, người phát hành quảng cáo, người quảng cáo khi tham gia giao kết hợp đồng với người kinh doanh dịch vụ quảng cáo (bao gồm tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới) có quyền và nghĩa vụ yêu cầu người kinh doanh dịch vụ quảng cáo không đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

Chế tài khi các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc là gì?

Căn cứ khoản 2a Điều 38 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm b khoản 13 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP vi phạm các quy định về quảng cáo trên báo điện tử và trang thông tin điện tử

2a. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng, Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ.”

Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng 2018 về các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng
1. Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây:
a) Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này;
b) Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;
d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
đ) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng;
e) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

Như vậy, khi các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc thì sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Lưu ý: Mức phạt trên là mức phạt dành cho cá nhân, mức phạt với tổ chức sẽ gấp so với mức phạt trên theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.

Sản phẩm quảng cáo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
KOLs quảng cáo không đúng về công dụng sản phẩm quảng cáo có thể bị phạt hành chính tối đa bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Doanh nghiệp có phải thông báo sản phẩm quảng cáo trên biển hiệu công ty hay không theo quy định?
Pháp luật
Năm 2024 sẽ có phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục tiếp nhận hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo đúng không?
Pháp luật
Chế tài khi các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc là gì?
Pháp luật
Thủ tục tiếp nhận hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn mới nhất được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Dùng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài phải như thế nào so với khổ chữ Việt Nam?
Pháp luật
Thể hiện sản phẩm quảng cáo kèm theo nội dung thông tin chính bằng hình thức chạy chữ thì sản phẩm quảng cáo phải được thể hiện ở vị trí nào?
Pháp luật
Sản phẩm quảng cáo có cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài thì khi phát trên đài phát thanh, truyền hình phải đọc tiếng nào trước?
Pháp luật
Sản phẩm quảng cáo có bắt buộc phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt không? Nếu có nhưng không thực hiện thì bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Trong chương trình văn hóa, thể thao thì sản phẩm quảng cáo phải được treo như thế nào so với biểu trưng, logo hoặc tên của chương trình?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sản phẩm quảng cáo
523 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sản phẩm quảng cáo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sản phẩm quảng cáo

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào