Chế tài khi không đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam được quy định như thế nào?
- Bên nhượng quyền thương mại có quyền kiểm soát bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh không?
- Những hành vi nào được xem là hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại?
- Trường hợp nào phải đăng ký nhượng quyền thương mại?
- Chế tài xử phạt hành chính khi không đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài theo quy định khi vào Việt Nam là gì?
Bên nhượng quyền thương mại có quyền kiểm soát bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh không?
Nhượng quyền thương mại (Hình từ Internet)
Căn cứ theo Điều 284 Luật Thương mại 2005 về hoạt động nhượng quyền thương mại như sau:
Nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Như vậy, nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau:
- Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Những hành vi nào được xem là hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại?
Căn cứ vào Điều 24 Nghị định 35/2006/NĐ-CP về hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại:
Hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại
1. Thương nhân tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại có hành vi vi phạm sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
a) Kinh doanh nhượng quyền thương mại khi chưa đủ điều kiện quy định;
b) Nhượng quyền thương mại đối với những hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh;
c) Vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hoạt động nhượng quyền thương mại quy định tại Nghị định này;
d) Thông tin trong bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại có nội dung không trung thực;
đ) Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
e) Vi phạm quy định về thông báo trong hoạt động nhượng quyền thương mại;
g) Không nộp thuế theo quy định của pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
h) Không chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành kiểm tra, thanh tra;
i) Vi phạm các quy định khác của Nghị định này.
2. Trường hợp thương nhân kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại có hành vi vi phạm gây thiệt đến lợi ích vật chất của tổ chức, cá nhân liên quan thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Như vậy, các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại là
- Kinh doanh nhượng quyền thương mại khi chưa đủ điều kiện quy định;
- Nhượng quyền thương mại đối với những hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh;
- Vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hoạt động nhượng quyền thương mại quy định tại Nghị định này;
- Thông tin trong bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại có nội dung không trung thực;
- Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
- Vi phạm quy định về thông báo trong hoạt động nhượng quyền thương mại;
- Không nộp thuế theo quy định của pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Không chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành kiểm tra, thanh tra;
- Vi phạm các quy định khác của Nghị định 35/2006/NĐ-CP.
Trường hợp nào phải đăng ký nhượng quyền thương mại?
Căn cứ vào Điều 17 Nghị định 35/2006/NĐ-CP về đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại:
Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
1. Trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài dự kiến nhượng quyền phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này.
2. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.
Đồng thời, theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP bổ sung các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền như sau:
Các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền
1. Các trường hợp sau không phải đăng ký nhượng quyền:
a) Nhượng quyền trong nước;
b) Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.
Như vậy, từ các quy định của pháp luật hiện nay, chỉ có trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam mới cần phải thực hiện thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại.
Đối với các trường hợp: (i) nhượng quyền trong nước; (ii) nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài thì không phải thực hiện thủ tục đăng ký nhượng quyền.
Lưu ý: nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào Lãnh thổ Việt Nam.
Chế tài xử phạt hành chính khi không đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài theo quy định khi vào Việt Nam là gì?
Căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 75 Nghị định 98/2020/NĐ-CP hành vi vi phạm về kinh doanh nhượng quyền thương mại
Hành vi vi phạm về kinh doanh nhượng quyền thương mại
....
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định;
b) Kinh doanh nhượng quyền thương mại khi chưa đủ điều kiện theo quy định;
c) Không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về những thay đổi trong hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định.
Lưu ý: theo điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP, mức phạt tiền quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, trường hợp bên dự kiến nhượng quyền thương mại không đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với bên dự kiến nhượng quyền là cá nhân và từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu bên dự kiến nhượng quyền là tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?