Chế tài xử phạt hành chính khi doanh nghiệp viễn thông không thiết lập đầu mối thường trực 24/7 là gì?
Doanh nghiệp viễn thông có bắt buộc phải thiết lập đầu mối thường trực 24/7 không?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 7 Quyết định 05/2017/QĐ-TTg năm 2017 về mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia:
Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia
...
4. Các thành viên mạng lưới có trách nhiệm tuân thủ quy chế hoạt động của mạng lưới, tuân thủ các yêu cầu điều phối của cơ quan điều phối, tham gia, đóng góp tích cực cho hoạt động của mạng lưới. Doanh nghiệp viễn thông, nhà cung cấp dịch vụ Internet ISP có trách nhiệm lưu trữ và cung cấp thông tin liên quan đến các địa chỉ IP thuê bao, máy chủ, thiết bị IOT, các log file, nhật ký dịch vụ phân giải tên miền DNS trong phạm vi quản lý của doanh nghiệp; thiết lập môi trường để lắp đặt thiết bị quan trắc, lấy mẫu và cung cấp luồng dữ liệu mạng để phục vụ giám sát, phát hiện sự cố theo yêu cầu của cơ quan điều phối quốc gia; thiết lập đầu mối thường trực 24/7, bố trí nhân, vật lực sẵn sàng phối hợp, triển khai các giải pháp nhằm ứng cứu, khắc phục hậu quả sự cố trong trường hợp nguồn tấn công được xác định xuất phát từ thuê bao thuộc doanh nghiệp mình hoặc khi được yêu cầu từ cơ quan điều phối quốc gia.
Như vậy, doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm thiết lập đầu mối thường trực 24/7 theo quy định.
Doanh nghiệp viễn thông có bắt buộc phải thiết lập đầu mối thường trực 24/7 không? (Hình từ Internet)
Chế tài xử phạt hành chính khi doanh nghiệp viễn thông không thiết lập đầu mối thường trực 24/7 là gì?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 78 Nghị định 15/2020/NĐ-CP vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn thông tin và ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng
Vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn thông tin và ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng
...
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không cử đầu mối thực hiện các hoạt động phối hợp ứng cứu sự cố hoặc không tham gia mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia;
b) Không thực hiện các yêu cầu điều phối ứng cứu sự cố của Cơ quan điều phối quốc gia;
c) Không bố trí mặt bằng, cổng kết nối và các điều kiện kỹ thuật cần thiết theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an;
d) Không tổ chức hoạt động ứng cứu sự cố trong lĩnh vực, địa bàn, phạm vi mình quản lý;
đ) Không phối hợp với Cơ quan điều phối quốc gia, các nhà cung cấp dịch vụ và các cơ quan chức năng khôi phục một số hoạt động, dữ liệu hoặc kết nối cần thiết nhất để giảm thiểu thiệt hại đối với hệ thống thông tin hoặc gây ảnh hưởng xấu tới xã hội;
e) Không phối hợp trong thời gian chưa khắc phục triệt để sự cố;
g) Không xử lý các hậu quả do sự cố hệ thống thông tin của mình gây ra ảnh hưởng đến người dân, cơ quan, tổ chức khác;
h) Không lưu trữ hoặc không cung cấp thông tin liên quan đến các địa chỉ IP thuê bao, máy chủ, thiết bị IOT, các log file, nhật ký dịch vụ phân giải tên miền DNS trong phạm vi quản lý;
i) Không thiết lập môi trường để lắp đặt thiết bị quan trắc, lấy mẫu và cung cấp luồng dữ liệu mạng;
k) Không thiết lập đầu mối thường trực 24/7 hoặc không bố trí nhân lực, vật lực sẵn sàng phối hợp, triển khai các giải pháp nhằm ứng cứu, khắc phục hậu quả sự cố trong trường hợp nguồn tấn công được xác định xuất phát từ thuê bao thuộc doanh nghiệp mình hoặc khi được yêu cầu từ Cơ quan điều phối quốc gia.
Như vậy, khi doanh nghiệp viễn thông không thiết lập đầu mối thường trực 24/7 thì có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Cơ quan thường trực về ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia là cơ quan nào?
Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 05/2017/QĐ-TTg năm 2017 thì:
Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan thường trực về ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia, giúp việc cho Ban Chỉ đạo quốc gia (sau đây gọi là Cơ quan thường trực) có nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
- Quyết định lựa chọn phương án ứng cứu và chủ trì, chỉ đạo công tác ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia;
- Chỉ đạo Cơ quan điều phối quốc gia tiếp nhận, thu thập, xử lý thông tin, báo cáo về sự cố mất an toàn thông tin mạng quốc gia và đề xuất phương án ứng cứu;
- Triệu tập, chỉ đạo Bộ phận tác nghiệp ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia theo đề xuất của Cơ quan điều phối quốc gia;
+ Chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các đơn vị chuyên trách về ứng cứu sự cố, các thành viên mạng lưới ứng cứu để triển khai phương án ứng cứu;
- Làm đầu mối hoặc chỉ định Cơ quan điều phối làm đầu mối quốc gia phối hợp với các đơn vị chức năng của các quốc gia khác hoặc các tổ chức quốc tế trong hoạt động ứng cứu, xử lý các sự cố liên quốc gia;
- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc chấp hành của các đơn vị liên quan, báo cáo Ban Chỉ đạo quốc gia về công tác ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?