Chi cục Đăng kiểm tổ chức thực hiện đăng kiểm các loại phương tiện nào? Lãnh đạo Chi cục Đăng kiểm do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm?
- Chi cục Đăng kiểm tổ chức thực hiện đăng kiểm các loại phương tiện nào?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Đăng kiểm trong việc tổ chức thực hiện công tác đăng kiểm chất lượng, an toàn kĩ thuật đối với phương tiện, thiết bị giao thông vận tải là gì?
- Lãnh đạo Chi cục Đăng kiểm do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm?
Chi cục Đăng kiểm tổ chức thực hiện đăng kiểm các loại phương tiện nào?
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 1303/QĐ-BGTVT năm 2020 quy định về vị trí và chức năng của Chi cục Đăng kiểm thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
Vị trí và chức năng
Chi cục Đăng kiểm là tổ chức trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam, có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện quản lý nhà nước về đăng kiểm đối với phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng, công-te-nơ sử dụng trong giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải (sau đây gọi tắt là phương tiện, thiết bị giao thông vận tải) và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển trên biển, máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (trừ phương tiện, thiết bị phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá); tổ chức thực hiện công tác đăng kiểm về chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường, an toàn lao động đối với các loại phương tiện, thiết bị nêu trên theo quy định của pháp luật, trong phạm vi quản lý theo phân công của Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Chi cục Đăng kiểm có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và ngân hàng. Trụ sở Chi cục Đăng kiểm đặt tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Quyết định số 2836/QĐ-BGTVT ngày 05 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Chi cục Đăng kiểm là tổ chức trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Chi cục Đăng kiểm thực hiện các chức năng sau:
+ Tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện quản lý nhà nước về đăng kiểm đối với phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng, công-te-nơ sử dụng trong giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải (sau đây gọi tắt là phương tiện, thiết bị giao thông vận tải) và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển trên biển, máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (trừ phương tiện, thiết bị phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá);
+ Tổ chức thực hiện công tác đăng kiểm về chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường, an toàn lao động đối với các loại phương tiện, thiết bị nêu trên theo quy định của pháp luật, trong phạm vi quản lý theo phân công của Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Chi cục Đăng kiểm tổ chức thực hiện đăng kiểm các loại phương tiện nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Đăng kiểm trong việc tổ chức thực hiện công tác đăng kiểm chất lượng, an toàn kĩ thuật đối với phương tiện, thiết bị giao thông vận tải là gì?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 2 Quyết định 1303/QĐ-BGTVT năm 2020 quy định về vị trí và chức năng của Chi cục Đăng kiểm thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
- Tổ chức thực hiện công tác đăng kiểm chất lượng, an toàn kỹ thuật, an toàn lao động, bảo vệ môi trường đối với phương tiện, thiết bị giao thông vận tải; phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển trên biển và các phương tiện, thiết bị khác thuộc phạm vi quản lý (trừ phương tiện, thiết bị phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá), bao gồm:
+ Thẩm định thiết kế trong sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, hoán cải phương tiện, thiết bị theo quy định của pháp luật và ủy quyền của Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam;
+ Kiểm tra, đánh giá và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, hoán cải, nhập khẩu, xuất khẩu và khai thác sử dụng các loại phương tiện, thiết bị giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển trên biển theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
+ Kiểm tra, đánh giá, cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý an toàn, an ninh, lao động hàng hải theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế liên quan đến an toàn, an ninh và lao động hàng hải mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
+ Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu biển nước ngoài theo thông lệ quốc tế hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam;
+ Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng, công-te-nơ, thiết bị đóng gói hàng nguy hiểm sử dụng trong giao thông vận tải; các loại máy, thiết bị, vật tư sử dụng cho phương tiện, thiết bị giao thông vận tải trong chế tạo, lắp ráp, sửa chữa phục hồi, hoán cải, nhập khẩu, xuất khẩu;
+ Kiểm định các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được lắp đặt, sử dụng trên các loại phương tiện giao thông vận tải và các công trình trên biển phục vụ thăm dò, khai thác dầu khí; hệ thống đường ống dẫn dầu, khí đốt trên biển;
Các phương tiện, thiết bị xếp dỡ có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động chuyên dùng trong cảng biển, cảng, bến thủy nội địa, cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thủy, phương tiện đường sắt;
+ Giám định trạng thái kỹ thuật phương tiện, thiết bị giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển trên biển theo yêu cầu của cơ quan nhà nước hoặc theo đề nghị của các tổ chức, cá nhân khác;
+ Tham gia điều tra sự cố, tai nạn phương tiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước;
+ Tổ chức thu, nộp, quản lý và sử dụng giá, phí, lệ phí liên quan đến công tác đăng kiểm và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Lãnh đạo Chi cục Đăng kiểm do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm?
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 1303/QĐ-BGTVT năm 2020 quy định về lãnh đạo và tổ chức bộ máy của Chi cục Đăng kiểm thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
Lãnh đạo và tổ chức bộ máy
1. Lãnh đạo Chi cục Đăng kiểm gồm Giám đốc và một số Phó Giám đốc
a) Giám đốc Chi cục Đăng kiểm là người đứng đầu Chi cục, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục. Giúp việc Giám đốc Chi cục có các Phó Giám đốc Chi cục, trực tiếp chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Giám đốc Chi cục; chịu trách nhiệm trước Giám đốc Chi cục và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công, phụ trách.
b) Giám đốc Chi cục Đăng kiểm do Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động. Các Phó Giám đốc Chi cục Đăng kiểm do Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động theo đề nghị của Giám đốc Chi cục.
2. Các chi nhánh trực thuộc
a) Chi cục Đăng kiểm số 1 có 03 chi nhánh.
b) Chi cục Đăng kiểm số 4 có 01 chi nhánh.
c) Chi cục Đăng kiểm số 8 có 01 chi nhánh.
d) Chi cục Đăng kiểm An Giang có 01 chi nhánh.
Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi nhánh trực thuộc các Chi cục theo đề nghị của Giám đốc Chi cục Đăng kiểm.
Lãnh đạo Chi cục Đăng kiểm gồm Giám đốc và một số Phó Giám đốc.
Giám đốc Chi cục Đăng kiểm do Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động.
Các Phó Giám đốc Chi cục Đăng kiểm do Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động theo đề nghị của Giám đốc Chi cục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?