Chỉ doanh nghiệp có vị trí độc quyền mới bị cấm áp đặt các điều kiện gây bất lợi cho khách hàng đúng không?
Doanh nghiệp như thế nào mới được xem là doanh nghiệp có vị trí độc quyền?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Luật Cạnh tranh 2018 về doanh nghiệp có vị trí độc quyền như sau:
Doanh nghiệp có vị trí độc quyền
Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan.
Như vậy, doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan. Khi đó doanh nghiệp sẽ được xem là doanh nghiệp có vị trí độc quyền.
Chỉ doanh nghiệp có vị trí độc quyền mới bị cấm áp đặt các điều kiện gây bất lợi cho khách hàng đúng không? (Hình từ internet)
Chỉ doanh nghiệp có vị trí độc quyền mới bị cấm áp đặt các điều kiện gây bất lợi cho khách hàng đúng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018 về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm như sau:
Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm
1. Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện hành vi sau đây:
a) Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
b) Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
c) Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
d) Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
đ) Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
e) Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;
g) Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác.
2. Doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện hành vi sau đây:
a) Hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này;
b) Áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng;
c) Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng;
d) Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác.
Theo đó, thì ngoài doanh nghiệp có vị trí độc quyền bị cấm áp đặc các điều kiện gây bất lợi cho khách hàng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì Luật cạnh tranh còn cấm đối với doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường khi thực hiện hành vi quy đinh tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này khi nó gây ra thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại cho khách hàng (gây bất lợi cho khách hàng).
Như vậy, không chỉ có doanh nghiệp có vị trí độc quyền mới bị cấm khi áp đặt các điều kiện gây bất lợi cho khách hàng mà còn có doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường cũng bị cấm.
Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi lạm dụng vị trí độc quyền được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Luật Cạnh tranh 2018 như sau:
Phạt tiền đối với hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm, nhưng thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất đối với các hành vi vi phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.
2. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế là 05% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm.
3. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là 2.000.000.000 đồng.
4. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi khác vi phạm quy định của Luật này là 200.000.000 đồng.
5. Mức phạt tiền tối đa quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.
6. Chính phủ quy định chi tiết mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định của Luật này.
Theo đó, mức phạt tiền tối đa đối với hành vi lạm dụng vị trí độc quyền là 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm, nhưng thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất đối với các hành vi vi phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.
* Lưu ý: Mức phạt tiền tối đa được quy định ở trên là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức. (Theo quy định tại khoản 5 Điều 111 Luật Cạnh tranh 2018)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?