Chỉ được tổ chức họp báo để giải thích một vấn đề liên quan tới lợi ích của tổ chức khi nào? Ủy ban nhân dân tỉnh có quyền đình chỉ cuộc họp báo khi nào?
- Muốn tổ chức họp báo để giải thích một vấn đề liên quan tới lợi ích của tổ chức phải báo trước cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí chậm nhất bao lâu?
- Chỉ được tổ chức họp báo để giải thích một vấn đề liên quan tới lợi ích của tổ chức khi nào?
- Ủy ban nhân dân tỉnh có quyền đình chỉ tổ chức họp báo để giải thích một vấn đề liên quan tới lợi ích của tổ chức khi nào?
Muốn tổ chức họp báo để giải thích một vấn đề liên quan tới lợi ích của tổ chức phải báo trước cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí chậm nhất bao lâu?
Theo khoản 13 Điều 1 Nghị định 51/2002/NĐ-CP giải thích thì Họp báo là hoạt động cung cấp thông tin của tổ chức hoặc cá nhân trước các đại diện cơ quan báo chí, nhà báo để công bố, tuyên bố, giải thích vấn đề có liên quan tới nhiệm vụ hoặc lợi ích của tổ chức, cá nhân đó.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 51/2002/NĐ-CP quy định về Họp báo như sau:
Họp báo
1. Tổ chức, công dân muốn họp báo phải báo trước bằng văn bản chậm nhất là hai mươi tư (24) tiếng đồng hồ trước khi họp báo cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí:
a) Tổ chức ở Trung ương thông báo cho Bộ Văn hóa - Thông tin (Cục Báo chí);
b) Tổ chức, công dân ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo cho ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Văn hóa - Thông tin);
Nội dung họp báo phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và mục đích của tổ chức đó.
Theo quy định trên, tổ chức muốn họp báo phải báo trước bằng văn bản chậm nhất là hai mươi tư tiếng đồng hồ trước khi họp báo cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí:
- Tổ chức ở Trung ương thông báo cho Bộ Văn hóa - Thông tin (Cục Báo chí);
- Tổ chức, công dân ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo cho ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Văn hóa - Thông tin);
Nội dung họp báo phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và mục đích của tổ chức đó.
Tổ chức họp báo (Hình từ Internet)
Chỉ được tổ chức họp báo để giải thích một vấn đề liên quan tới lợi ích của tổ chức khi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 19 Nghị định 51/2002/NĐ-CP quy định về Họp báo như sau:
Họp báo
...
2. Việc họp báo chỉ được tổ chức khi cơ quan quản lý nhà nước về báo chí đồng ý bằng văn bản trong thời hạn chậm nhất là sáu (6) tiếng đồng hồ trước khi họp báo.
Như vậy, chỉ được tổ chức họp báo khi cơ quan quản lý nhà nước về báo chí đồng ý bằng văn bản trong thời hạn chậm nhất là 06 tiếng đồng hồ trước khi họp báo.
Ủy ban nhân dân tỉnh có quyền đình chỉ tổ chức họp báo để giải thích một vấn đề liên quan tới lợi ích của tổ chức khi nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 19 Nghị định 51/2002/NĐ-CP quy định về Họp báo như sau:
Họp báo
...
3. Bộ Văn hóa - Thông tin, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền không chấp nhận hoặc đình chỉ cuộc họp báo nếu thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc nội dung họp báo vi phạm Điều 10 Luật Báo chí, Điều 5 Nghị định này.
4. Cơ quan, tổ chức, đoàn đại biểu, cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam muốn họp báo phải tuân theo các quy định về hoạt động báo chí nước ngoài tại Việt Nam.
Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh có quyền không chấp nhận hoặc đình chỉ tổ chức họp báo nếu thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc nội dung họp báo vi phạm Điều 9 Luật Báo chí 2016, cụ thể như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nội dung:
a) Xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân;
b) Bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân;
c) Gây chiến tranh tâm lý.
2. Đăng, phát thông tin có nội dung:
a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa Nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo;
d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.
...
Và Điều 5 Nghị định 51/2002/NĐ-CP quy định về Những điều không được thông tin trên báo chí:
Những điều không được thông tin trên báo chí
Quy định cụ thể các khoản mà Điều 10 Luật Báo chí đã nêu, như sau:
1. Không được đăng, phát những tác phẩm báo chí, nghệ thuật, văn học, tài liệu trái pháp luật, có nội dung chống đối Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phá hoại khối đoàn kết toàn dân.
2. Không được miêu tả tỉ mỉ những hành động dâm ô, chém giết rùng rợn trong các tin, bài, hình ảnh về các vụ án và hành động tội ác. Không được đăng, phát tin, bài, hình ảnh, tranh, ảnh khỏa thân và có tính chất kích dâm, thiếu thẩm mỹ, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
3. Không được đăng, phát ảnh của cá nhân mà không có chú thích rõ ràng hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân đó (trừ ảnh thông tin các buổi họp công khai, sinh hoạt tập thể, các buổi lao động, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, những người có lệnh truy nã, các cuộc xét xử công khai của Tòa án, những người phạm tội trong các vụ trọng án đã bị tuyên án).
4. Không được đăng, phát tin bài ảnh hưởng xấu đến đời tư, công bố tài liệu, thư riêng của cá nhân khi chưa được sự đồng ý của người viết thư, người nhận thư hoặc người chủ sở hữu hợp pháp tài liệu, bức thư đó. Đối với tài liệu, thư riêng của cá nhân có liên quan đến các vụ tiêu cực, vi phạm pháp luật thì cơ quan báo chí thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều này.
5. Không được đăng, phát tin, bài truyền bá hủ tục, mê tín, dị đoan. Đối với loại thông tin về những vấn đề khoa học mới chưa được kết luận, những chuyện thần bí thì cần có chú dẫn xuất xứ tư liệu (nguồn gốc tác phẩm, nơi công bố, thời gian).
6. Việc sử dụng các văn kiện của các cơ quan Đảng và Nhà nước, tài liệu của các tổ chức phải theo đúng những quy định trong Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước ngày 28 tháng 12 năm 2000.
Đối với văn kiện, tài liệu của tổ chức, tài liệu, thư riêng của cá nhân có liên quan đến các vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử, cơ quan báo chí có quyền khai thác theo nguồn tin của mình và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung thông tin đó.
Lưu ý: Cơ quan, tổ chức, đoàn đại biểu, cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam muốn họp báo phải tuân theo các quy định về hoạt động báo chí nước ngoài tại Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?