Chi nhánh công ty chỉ có một người thì có cần thành lập công đoàn cơ sở không? Công đoàn cơ sở được tổ chức dưới những hình thức nào?
Chi nhánh công ty chỉ có một người thì có cần thành lập công đoàn cơ sở không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 như sau:
Điều kiện thành lập và hình thức tổ chức của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở
1. Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam, được thành lập ở một hoặc một số đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp, khi có từ 05 đoàn viên hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
...
Đồng thời, tại tiểu mục 11.1 Mục 11 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 quy định như sau:
Điều kiện thành lập và hình thức tổ chức công đoàn cơ sở theo Điều 13
11.1. Công đoàn cơ sở được thành lập trong các đơn vị sử dụng lao động gồm:
a. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (bao gồm cả các công ty con trong nhóm công ty; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp có trụ sở đặt tại địa phương khác).
b. Hợp tác xã có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
c. Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập hạch toán độc lập.
d. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
đ. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
e. Cơ quan tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
g. Trường hợp đơn vị sử dụng lao động không đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở, hoặc theo nguyện vọng liên kết của người lao động, có thể thành lập công đoàn cơ sở ghép trong nhiều đơn vị sử dụng lao động.
Theo đó, công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam, được thành lập ở một hoặc một số đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp, khi có từ 05 đoàn viên hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
Trường hợp chị thắc mắc thì chi nhánh công ty có một người sẽ không thành lập công đoàn cơ sở, mà công đoàn cơ sở là doanh nghiệp có thể thành lập công đoàn cơ sở thành viên sau khi được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đồng ý.
Công đoàn cơ sở (Hình từ Internet)
Công đoàn cơ sở được tổ chức dưới những hình thức nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 như sau:
Điều kiện thành lập và hình thức tổ chức của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở
...
3. Hình thức tổ chức công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở
a. Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở không có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn, công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên.
b. Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn.
c. Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận.
d. Công đoàn cơ sở có công đoàn cơ sở thành viên.
4. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn chi tiết Điều này.
Theo đó, hình thức tổ chức công đoàn cơ sở gồm những hình thức cụ thể nêu trên.
Tại tiểu mục 11.3 Mục 11 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 quy định như sau:
Điều kiện thành lập và hình thức tổ chức công đoàn cơ sở theo Điều 13
...
11.3. Hình thức tổ chức công đoàn cơ sở
a. Tùy theo số lượng đoàn viên và tính chất, địa bàn hoạt động của doanh nghiệp, đơn vị lao động; số lượng đoàn viên của công đoàn cơ sở có thể tổ chức các công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn.
b. Việc thành lập công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận do ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định; đồng thời phân cấp một số nhiệm vụ, quyền hạn và hướng dẫn nội dung cụ thể để công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn tổ chức các hoạt động.
Như vậy, hình thức tổ chức công đoàn cơ sở tùy theo số lượng đoàn viên và tính chất, địa bàn hoạt động của doanh nghiệp, số lượng đoàn viên của công đoàn cơ sở có thể tổ chức các công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn.
Công đoàn cấp trên có trách nhiệm gì trong việc thành lập công đoàn cơ sở?
Theo quy định tại Điều 14 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 như sau:
Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở
...
2. Trách nhiệm của công đoàn cấp trên trong việc thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở
a. Hỗ trợ người lao động lập ban vận động.
b. Hỗ trợ ban vận động về nội dung, phương thức tuyên truyền người lao động gia nhập công đoàn, tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở; bầu ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.
c. Xem xét công nhận hoặc không công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở và ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở theo quy định.
d. Những nơi người lao động không đủ khả năng tổ chức ban vận động thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên có trách nhiệm trực tiếp tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập công đoàn và thực hiện các thủ tục kết nạp đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở, chỉ định ban chấp hành, ủy ban kiểm tra lâm thời và các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra lâm thời.
...
Trên đây là trách nhiệm của công đoàn cấp trên trong việc thành lập công đoàn cơ sở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?